5 trường hợp người dân buộc phải phá dỡ nhà ở

Nhà ở bị phá dỡ là điều không chủ sở hữu nào mong muốn. Vậy, có phải chỉ khi xây dựng trái phép mới bị phá dỡ? Để biết rõ hãy xem những trường hợp nhà ở buộc phải phá dỡ sau.

05 trường hợp buộc phải phá dỡ nhà ở

Theo Điều 92 Luật Nhà ở năm 2014, các trường hợp nhà ở phải phá dỡ gồm:

1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

2. Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà ở xây dựng trái phép sẽ bị phá dỡ (Ảnh minh họa)

5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;

- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng, cụ thể:

+ Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng;

+ Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật;

+ Xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng;

Xem chi tiết tại: 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ.

- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Ai có trách nhiệm tháo dỡ nhà ở?

Theo khoản 1 Điều 93 Luật Nhà ở năm 2014 thì chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.

- Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.

- Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

>> Những trường hợp bị thu hồi đất năm 2019.

Khắc Niệm

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ai được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội từ 01/8/2024?

Để hỗ trợ người thu nhập thấp thực hiện hóa giấc mơ “có nhà ở”, chính sách nhà ở xã hội đã được ra đời. Tuy nhiên, đây là "giấc mơ có điều kiện" bởi chẳng phải ai thu nhập thấp cũng đều được hưởng chính sách này. Vậy từ 01/8/2024, những ai được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội?

Mua nhà đất qua vi bằng, nay bị đòi lại phải làm sao?

Hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều người mua nhà đất qua vi bằng do thiếu hiểu biết hoặc ham mua nhà đất giá rẻ mà không lường tới những hậu quả có thể dẫn tới “trắng tay” sau này. Vậy trường hợp "trót" mua nhà đất qua vi bằng nay bị đòi lại, phải làm sao?

2 trường hợp được giảm 80% tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất cần phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất. Vậy có trường hợp nào được giảm 80% tiền sử dụng đất không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.