Góp lại vốn điều lệ sau khi khai khống có được không?

​Khai khống vốn điều lệ có bị xử lý không? Hậu quả của vốn điều lệ ảo như thế nào? Sửa sai khi khai khống vốn điều lệ như thế nào?
 
table.roundedCorners { border: 1px solid #EBD9B9; border-radius: 8px; border-spacing: 0; } table.roundedCorners td, table.roundedCorners th { border-bottom: 1px solid #EBD9B9; padding: 1px; } table.roundedCorners tr:last-child > td { border-bottom: none; }

Anh Vũ Hoàng M. (Hải Phòng) gửi câu hỏi: Công ty cổ phần A có số vốn điều lệ là 500 tỷ VNĐ. Trên thực tế, số vốn này hoàn toàn là kê khống và hiện nay các cổ đông muốn góp lại vốn điều lệ thì có được không? Nếu xảy ra tranh chấp giữa khách hàng và Công ty A thì nghĩa vụ tài chính của Công ty A đối với khách hàng sẽ được xử lý như thế nào?


Luật sư Đỗ Quang Hưng trả lời như sau:


Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13, cổ đông có nghĩa vụ góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong khi đó, điểm d khoản 3 Điều luật này cũng chỉ rõ: 

“Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua…”

Trong trường hợp các cổ đông của Công ty A không thanh toán đầy đủ vốn điều lệ đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày thì Công ty A cần phải thực hiện đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

Trường hợp muốn góp vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục tăng vốn theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, các cổ đông vẫn có thể thực hiện góp đủ vốn mà không đăng ký giảm vốn.

Nếu xảy ra tranh chấp với khách hàng trong trường hợp cổ đông không góp đủ vốn vào doanh nghiệp thì sẽ có các trường hợp sau:

1 - Nếu tranh chấp giữa công ty và khách hàng phát sinh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty thành lập và cũng là ngày cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014:

“4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn 90 ngày”.

2 - Nếu tranh chấp phát sinh sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty thành lập theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014.

“c. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”.

Trong trường hợp này thì cổ đông không chịu trách nhiệm tài chính gì nếu không góp đủ vốn điều lệ.

Về phía Công ty, khoản 4 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

“4. …Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều 112".

Như vậy, thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của Công ty phải chịu trách nhiệm liên đới nếu như phát sinh thiệt hại do không giám sát, đôn đốc thanh toán đủ, đúng hạn số cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua cũng như việc "khai khống vốn điều lệ" và không đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đúng thời hạn quy định.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Vốn pháp định là gì? Khác gì vốn điều lệ

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có theo quy định để thành lập và hoạt động. Mức vốn pháp định được cơ quan có thẩm quyền quy định đối với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân: Cần hồ sơ gì?

Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để có thể thực hiện được thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân ra sao và thời gian thực hiện thủ tục này mất bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.