Xác định quốc tịch của pháp nhân như thế nào?

Pháp nhân là gì? Xác định quốc tịch của pháp nhân như thế nào là nội dung sẽ được trình bày chi tiết tại bài viết dưới đây.

Pháp nhân là gì? Ví dụ về pháp nhân

Mặc dù Chương IV Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về pháp nhân nhưng lại không có một định nghĩa cụ thể pháp nhân là gì. Theo đó, Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ nêu điều kiện để công nhận một tổ chức là pháp nhân gồm:

- Được thành lập theo quy định của luật.

- Có cơ cấu tổ chức: Có cơ quan điều hành được nêu trong điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân…

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác cũng như phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

- Được độc lập nhân danh pháp nhân đó để tham gia các quan hệ pháp luật như mua bán, chuyển nhượng, góp vốn…

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, hiện có 05 loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, hai thành viên trở lên, cổ phần và công ty hợp danh.

Trong đó, pháp nhân có trách nhiệm được quy định tại Điều 87 Bộ luật Dân sự như sau:

- Phải chịu trách nhiệm dân sự với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân đó hoặc nghĩa vụ do sáng lập viên/đại diện sáng lập viên xác lập, thực hiện trong việc thành lập, đăng ký pháp nhân trừ thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình nhưng không pải chịu thay cho người pháp nhân nếu nghĩa vụ dân sự được thực hiện, xác lập không nhân dân pháp nhân đó.

- Người của pháp nhân không phải chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân với các nghĩa vụ dân sự mà pháp nhân thực hiện, xác lập trừ trường hợp có quy định khác.

Làm cách nào để xác định quốc tịch của pháp nhân?
Làm cách nào để xác định quốc tịch của pháp nhân? (Ảnh minh hoạ)

Xác định quốc tịch của pháp nhân như thế nào?

Về việc xác định quốc tịch của pháp nhân, Điều 80 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành quy định như sau: Nếu pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì sẽ có quốc tịch Việt Nam.

Theo quy định này, có thể thấy, nếu pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Ngược lại, nếu thành lập theo pháp luật không phải của Việt Nam thì sẽ mang quốc tịch theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó được thành lập.

Đồng nghĩa, sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:

- Pháp luật được thành lập tại Việt Nam thực hiện theo pháp luật của Việt Nam và pháp nhân được thành lập ở nước ngoài nhưng theo pháp luật Việt Nam thì sẽ có quốc tịch Việt Nam (nếu quốc gia nước ngoài đó không cấm pháp nhân thành lập ở nước mình nhưng theo pháp luật của nước khác).

Khi mang quốc tịch Việt Nam, pháp nhân sẽ có quyền và thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam quy định.

- Pháp nhân thành lập ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài thì không mang quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó thành lập.

Bởi pháp nhân tbeo Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định xác định quốc tịch của pháp nhân theo pháp luật của nước mà pháp nhân đó thành lập. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các vấn đề liên quan đến pháp nhân gồm:

- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Nếu pháp nhân được xác định mang quốc tịch nước ngoài thì khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam sẽ áp dụng quy định của Việt Nam để xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài này.

- Tên gọi, đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

- Tổ chức hoặc tổ chức lạp, giải thể… pháp nhân đó.

- Các mối quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân cũng như trách nhiệm của pháp nhân/thành viên pháp nhân với nghĩa vụ mà pháp nhân này.

Những vấn đề này cũng sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch.

Trên đây là giải đáp về xác định quốc tịch của pháp nhân. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để chuyên gia của LuatVietnam giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?