Xác định lại dân tộc của con nuôi: Cần hồ sơ gì? Thủ tục thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể về trình tự, thủ tục xác định lại dân tộc của con nuôi cùng hồ sơ, lệ phí phải nộp và trường hợp nào con nuôi phải xác định lại dân tộc.

1. Dân tộc của con nuôi theo cha hay theo mẹ nuôi?

Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự nêu rõ, cá nhân khi sinh ra sẽ được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ. Tuy nhiên, nếu con đã được nhận nuôi thì được xác định theo dân tộc của một trong hai người là cha nuôi hoặc mẹ nuôi khi cha mẹ nuôi có thỏa thuận con nuôi theo dân tộc của ai.

Riêng với trường hợp con nuôi chỉ được một người là cha nuôi hoặc mẹ nuôi nhận nuôi thì dân tộc của con nuôi trong trường hợp này sẽ được khai theo dân tộc của chính người nhận nuôi đó.

Đây cũng là quy định được khoản 3 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định. Theo đó, quy định này nêu rõ, dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi sẽ được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

Dân tộc của con nuôi được xác định theo thoả thuận của cha mẹ nuôi
Dân tộc của con nuôi được xác định theo thoả thuận của cha mẹ nuôi (Ảnh minh hoạ)

2. Con nuôi xác định lại dân tộc trong trường hợp nào?

Xác định lại dân tộc của con nuôi được xác định trong trường hợp duy nhất là khi người con nuôi đó đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình thì tiến hành xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ tùy theo thỏa thuận của cha mẹ đẻ.

Quy định này được nêu cụ thể tại điểm b khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện vẫn đang áp dụng:

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

Như vậy, ngoài trường hợp con nuôi đã tìm lại được cha mẹ đẻ và muốn xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha mẹ đẻ thì không còn trường hợp nào con nuôi được xác định lại dân tộc.

3. Thủ tục xác định lại dân tộc của con nuôi

Trình tự, thủ tục xác định lại dân tộc cho con nuôi được hướng dẫn theo Điều 28, Điều 29, Điều 46, Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014. Cụ thể như sau:

3.1 Hồ sơ cần có để xác định lại dân tộc của con nuôi

- Hồ sơ phải nộp:

  • Tờ khai xác định lại dân tộc. Đây chính là tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc được ban hành tại phụ lục của Thông tư 04/2020/TT-BTP.
  • Giấy tờ chứng minh đây là trường hợp được xác định lại dân tộc. Theo đó, người yêu cầu có thể nộp giấy xác nhận nhận con nuôi, giấy chấm dứt nhận con nuôi, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha hoặc mẹ đẻ và giấy khai sinh của người con.

- Giấy tờ cần xuất trình: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.

Để xác định lại dân tộc cho con nuôi, cần thực hiện thủ tục nào?
Để xác định lại dân tộc cho con nuôi, cần thực hiện thủ tục nào? (Ảnh minh hoạ)

3.2 Thẩm quyền xác định lại dân tộc của con nuôi

Để được giải quyết xác định lại dân tộc cho con nuôi, người có yêu cầu phải nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan sau đây:

- Với công dân Việt Nam là con nuôi dưới 14 tuổi

  • Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi người con nuôi trước đây đã thực hiện đăng ký khai sinh.
  • UBND cấp xã nơi cư trú của người con nuôi đang thực hiện thủ tục xác định lại dân tộc nếu không thuận tiện cho việc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây.

- Với công dân Việt Nam là con nuôi từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

  • UBND cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký khai sinh trước đây.
  • UBND cấp huyện nơi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú) của người này.

3.3 Thời gian con nuôi được xác định lại dân tộc

Để được giải quyết xác định lại dân tộc, thời gian giải quyết là:

- Từ 03 ngày làm việc (nếu hồ sơ được nộp đầy đủ và đúng quy định, hồ sơ xuất trình đầy đủ).

- Có thể đến 06 ngày làm việc (nếu cần xác minh them thì có thể kéo dài them không quá 03 ngày làm việc nên thời gian giải quyết trong trường hợp này là tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ).

Theo đó, các bước để giải quyết việc xác định lại dân tộc của con nuôi gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Người yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần phải nộp và xuất trình bản gốc các loại giấy tờ cần xuất trình co cán bộ tư pháp hộ tịch.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền: Nơi đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của người con nuôi có yêu cầu xác định lại dân tộc.

Bước 3: Cán bộ tư pháp hộ tịch sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ người yêu cầu nộp và xuất trình, thấy yêu cầu xác định lại dân tộc là đúng thì ghi nội dung thay đổi dân tộc vào mục tương ứng trong sổ hộ tịch.

Sau khi cán bộ tư pháp hộ tịch ghi xong, người yêu cầu xác định lại dân tộc sẽ được yêu cầu ký tên vào sổ hộ tịch cùng với cán bộ tư pháp hộ tịch.

Sau khi ký tên xong, cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ báo cáo với Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền cấp trích lục cho người yêu cầu xác định lại dân tộc.

3.4 Lệ phí phải nộp khi xác định lại dân tộc cho con nuôi

Lệ phí phải nộp khi con nuôi yêu cầu xác định lại dân tộc được thực hiện theo quy định của từng địa phương, cụ thể là theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về vấn đề: Xác định lại dân tộc của con nuôi. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến hộ tịch, độc giả có thể liên hệ ngay đến số tổng đài 19006192 của LuatVietnam để gặp các chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?