Không cho gặp con dù vợ chồng chưa ly hôn, phải làm sao?

Trước khi ly hôn, nhiều cặp vợ chồng đã chọn ly thân và một trong hai vợ chồng chuyển đi nơi khác sống với con và không cho người còn lại thăm, gặp con. Vậy trường hợp này có vi phạm pháp luật không? Người kia muốn gặp con phải làm thế nào?


Vợ cấm chồng gặp con dù chưa ly hôn có phạm luật không?

Khi hai vợ chồng chưa có quyết định hoặc bản án ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại bởi theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo đó, khi hai người vẫn là vợ chồng thì vẫn vẫn có quyền, nghĩa vụ ngang nhau, phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình và mất năng lực hành vi dân sự.

Thậm chí, cho dù có ly hôn, người vợ được Toà án giao nuôi dưỡng con thì vợ cũng không được cấm chồng gặp con theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Do đó, khi chưa ly hôn, dù hai vợ chồng đã ly thân, mỗi người ở một địa điểm khác nhau thì không ai có quyền ngăn cấm quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng con của người còn lại. Đồng nghĩa, hành vi cấm chồng gặp con khi chưa ly hôn của người vợ là hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu vi phạm, theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha mẹ và con thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

vo cam chong gap con du chua ly hon


Phải làm sao khi vợ không cho gặp con dù chưa ly hôn?

Như phân tích ở trên, việc cấm chồng gặp con là hành vi bị cấm. Đồng thời, theo quy định hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình mới chỉ quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn mà khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì Luật chỉ quy định hai người có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Do đó, nếu chồng bị vợ cấm gặp con thì trước hết nên thoả thuận lại với người vợ bởi hiện nay chưa có quy định về việc giành quyền nuôi con khi chưa ly hôn.

Nếu thoả thuận không được, người chồng có thể yêu cầu các cơ quan liên quan đến hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ... để các cơ quan này thực hiện hoà giải cũng như yêu cầu người vợ phải cho chồng thăm nom con cái.

Nếu cả hai biện pháp này đều không thực hiện được, người chồng có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc theo thủ tục sau đây:

Hồ sơ

- Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

- Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.

- Giấy khai sinh của con.

- Giấy tờ, chứng cứ chứng minh đã hoà giải nhưng không thành, người vợ vẫn ngăn cấm không cho chồng gặp con.

Toà án có thẩm quyền

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu Toà án cư trú, làm việc có quyền yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Trên đây là quy định về việc vợ cấm chồng gặp con dù chưa ly hôn. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Toàn bộ quy định cần biết về giành quyền nuôi con khi ly hôn

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?