Bắt buộc về nơi có đất để lập Hợp đồng ủy quyền mua bán?

Một số loại Hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản phải được công chứng, chứng thực tại nơi có đất. Với Hợp đồng ủy quyền mua bán đất thì sao?


Không chứng thực chữ ký Giấy ủy quyền mua bán đất

Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 đang có hiệu lực, Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Đồng thời, bên ủy quyền sẽ trả thù lao cho bên nhận ủy quyền theo thỏa thuận.

Có thể hiểu đơn giản, ủy quyền là việc các bên thỏa thuận, “nhờ” người khác thực hiện các giao dịch dân sự thay cho mình. Việc ủy quyền được thực hiện bằng 02 hình thức là Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền.

Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có quy định về Hợp đồng ủy quyền nêu tại Mục 13 Bộ luật Dân sự mà Giấy ủy quyền chỉ được áp dụng trong thực tế và được đề cập đến tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Theo đó, thủ tục chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền được áp dụng với các trường hợp:

[…] Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản…

Như vậy, Giấy ủy quyền chỉ được sử dụng để thực hiện những công việc có tính chất đơn giản. Đặc biệt, không được chứng thực chữ ký Giấy ủy quyền liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản trong đó bao gồm việc mua bán đất đai, nhà cửa.

Xem thêm: Ủy quyền bán nhà đất: 6 quy định người dân cần biết

về nơi có đất để ủy quyền

Phải về nơi có đất để lập Hợp đồng ủy quyền mua bán? (Ảnh minh họa)

Lập Hợp đồng ủy quyền mua bán tại nơi có đất?

Hiện nay, Hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực.

Dù vậy, việc ủy quyền mua bán quyền sử dụng đất là một vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên thông thường vẫn được khuyến khích lập Hợp đồng ủy quyền có công chứng.

Đồng thời, Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 quy định, Công chứng viên chỉ được công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở trừ 03 trường hợp sau:

- Di chúc;

- Văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản;

- Văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền với bất động sản.

Từ quy định này có thể thấy, Hợp đồng ủy quyền liên quan đến việc mua bán, tặng cho… đất đai, nhà ở thì không bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực tại tỉnh, thành phố nơi có đất.

Bên cạnh đó, tại Điều 55 Luật Công chứng, bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền có thể không đồng thời cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện việc ủy quyền và có thể thực hiện theo cách sau:

- Bên ủy quyền đến Phòng/Văn phòng công chứng nơi họ ở để thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền;

- Bên nhận ủy quyền sẽ dùng bản gốc Hợp đồng ủy quyền này để tiếp tục công chứng và hoàn tất thủ tục tại tổ chức hành nghề công chứng nơi họ ở.

Như vậy, ủy quyền mua bán đất không bắt buộc phải về nơi có đất để lập hợp đồng. Và dù cũng không bắt buộc phải công chứng Hợp đồng ủy quyền nhưng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình, hai bên vẫn nên đến Phòng/Văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục này.

>> Thủ tục sang tên Sổ đỏ: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất 

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là giai đoạn trẻ em có sự thay đổi rõ ràng trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Vậy độ tuổi nào được xem là trẻ vị thành niên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.