Tại sao lại ưu tiên chia di sản thừa kế theo di chúc?

Theo quy định của pháp luật, di sản thừa kế được chia theo di chúc và chia theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu có di chúc hợp pháp thì sẽ chia theo di chúc trước. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao lại chia theo thứ tự như thế?

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong đó:

- Thừa kế theo di chúc: Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Theo Điều 624 BLDS).

- Thừa kế theo pháp luật: Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Theo Điều 649 BLDS).

Đáng chú ý: Điều 650 BLDS khẳng định, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Xem thêmCách chia thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại mới nhất

ưu tiên chia di sản thừa kế theo di chúc

Tại sao lại ưu tiên chia di sản thừa kế theo di chúc? (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, trong một số trường hợp như phần di sản không được định đoạt trong di chúc, có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực, có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng từ chối nhận di sản, không có quyền hưởng di sản… thì di sản cũng được chia theo pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật hiện nay đang ưu tiên chia thừa kế theo di chúc. Chỉ khi không thể chia theo di chúc thì mới chia thừa kế theo pháp luật. Vậy tại sao lại có sự ưu tiên này?

Người lập di chúc là người có tài sản và mong muốn để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết. Đặc biệt, Điều 626 BLDS nêu rõ quyền của người lập di chúc gồm:

- Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Do đó, có thể thấy, việc chỉ định và phân chia di sản hoàn toàn dựa vào ý chí của người lập di chúc. Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Bởi vậy, nếu di chúc hợp pháp, việc phân chia di sản thừa kế phải ưu tiên theo di chúc.

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý các trường hợp người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nêu tại Điều 644 BLDS năm 2015.

Cụ thể, trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật:

- Con chưa thành niên;

-  Cha, mẹ;

- Vợ, chồng;

- Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Nếu những đối tượng này đã từ chối nhận di sản hoặc là người không có quyền hưởng di sản thì không được áp dụng quy định này.

Nói tóm lại, pháp luật ưu tiên chia di sản thừa kế theo di chúc hơn vì bản chất của việc chia thừa kế là chuyển tài sản của người để lại di sản cho người khác sau khi chết.

Để xem chi tiết về thủ tục phân chia di sản thừa kế, theo dõi thêm tại đây:

>> Infographic: Hướng dẫn phân chia di sản thừa kế

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.