Có bị tước quyền làm cha khi con mang họ mẹ?

Thông thường, con sinh ra sẽ mang họ người cha. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp con mang họ mẹ. Vậy, nếu con mang họ mẹ, người cha có bị tước quyền làm cha không?


Trường hợp nào con được mang họ mẹ?

Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định:

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

Như vậy, có thể thấy, họ của một người được xác định theo họ trong giấy khai sinh của người đó. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự, điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, trẻ được mang họ mẹ trong các trường hợp sau đây:

- Theo thoả thuận của cha mẹ và thể hiện trong tờ khai đăng ký khai sinh.

- Khi con sinh ra mà chưa xác định được cha đẻ.

Ngoài ra, với một số trường hợp đặc biệt, họ của trẻ còn được xác định như sau:

- Nếu cha mẹ không có thoả thuận về việc con sẽ mang họ của ai thì họ của con được xác định theo tập quán. Hiện nay, theo tập quán của nhiều dân tộc ở nước ta, thường con sẽ theo họ của cha. Do đó, chỉ khi tập quán xác định con theo họ mẹ thì trường hợp này, con sẽ mang họ theo họ của mẹ.

- Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ, được nhận làm con nuôi: Họ của trẻ xác định theo họ của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thoả thuận của hai người. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ nuôi thì xác định theo họ của người đó.

- Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha, mẹ đẻ cũng chưa được nhận làm con nuôi: Họ của trẻ được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ hoặc theo yêu cầu của người đi khai sinh cho trẻ (nếu trẻ đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng).

Như vậy, có thể thấy, có thể có 03 trường hợp con sẽ được mang họ mẹ:

- Cha mẹ thoả thuận con được khai sinh theo họ mẹ.

- Con được sinh ra mà không xác định được cha đẻ thì sẽ đăng ký khai sinh theo họ của mẹ.

- Nếu cha mẹ đẻ không có thoả thuận và tập quán của dân tộc, khu dân cư… đó xác định họ của trẻ mang họ của mẹ thì trẻ sẽ được khai sinh theo họ của mẹ.

tuoc quyen lam cha khi con mang ho me


Con mang họ mẹ, cha có bị tước quyền gì không?

Theo phân tích ở trên, có 03 trường hợp con sẽ mang họ mẹ. Trong đó, việc xác định cha đẻ, mẹ đẻ dựa trên sự kiện sinh đẻ (khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự). Bởi vậy, có thể thấy, quyền làm cha hay quan hệ cha con đẻ, mẹ con đẻ là quan hệ nhân thân của mỗi cá nhân mà không ai có thể tước được.

Tuy không thể tước quyền làm cha nhưng theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình, người mẹ có thể yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha với con chưa thành niên nếu thuộc các trường hợp sau đây:

- Bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- phá tán tài sản của con.

- Có lối sống đồi truỵ.

- Xúi giục, ép con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Có thể thấy những hành vi nêu trên đều là hành vi không có ý nghĩa giáo dục cho con phát triển, thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của trẻ con, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của trẻ em.

Do đó, nếu người cha thuộc một trong các trường hợp nêu trên, người mẹ có thể yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha với con chưa thành niên. Theo đó, Toà án sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để ra các quyết định không cho người cha trông nom, chăm sóc, giáo dục cũng như quản lý tài sản của con.

Như vậy, có thể thấy, quyền làm cha sẽ không bị tước khi con mang họ mẹ mà người cha chỉ bị hạn chế quyền nuôi con, chăm sóc con… trong các trường hợp đã phân tích ở trên.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Có bị tước quyền làm cha khi con mang họ mẹ không? Nếu vẫn còn vướng mắc trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?