Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?

Không phải ai cũng có thể biết và hiểu rõ được các khái niệm về: Trách nhiệm pháp lý? Năng lực trách nhiệm pháp lý? Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý là gì và giải đáp cụ thể những vấn đề về các câu hỏi trên.

1. Tìm hiểu khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý được hiểu là một loại trách nhiệm, một nghĩa vụ mà công dân tham gia cần phải thực hiện theo quy định.

Hiểu theo cách truyền thống, trách nhiệm pháp lý là những hậu quả mà cá nhân, tổ chức phải chịu khi có dấu hiệu vi phạm hoặc thực hiện không đầy đủ các hành vi mà pháp luật quy định.

Xét theo góc độ đời sống, trách nhiệm được hiểu là những ai có hành vi vi phạm những chuẩn mực chung của xã hội, cộng đồng thì phải thực hiện. Trách nhiệm cũng có thể được hiểu theo nghĩa là bổn phận, là những chuẩn mực mà cá nhân, tổ chức,...phải tuân thủ. Ví dụ như trách nhiệm về đạo đức, văn hóa, gia đình,...

Dưới góc độ khoa học, trách nhiệm pháp lý được hiểu là những hậu quả mà công dân buộc phải chịu khi có hành vi vi phạm. Những hậu quả bất lợi mà công dân phải gánh chịu về những hành vi vi phạm pháp luật được quy định cụ thể trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã ban hành.

Trách nhiệm pháp lý là gì? - Khái niệm quan trọng mỗi người cần biết
Trách nhiệm pháp lý là gì? - Khái niệm quan trọng mỗi người cần biết (Ảnh minh hoạ)

2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm như sau:

- Là một loại trách nhiệm đã được pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như: trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công việc,...(những trách nhiệm mà không được cụ thể hóa trong các văn bản quy định).

- Trách nhiệm pháp lý gắn liền với các chế tài pháp luật mà Nhà nước Việt Nam đã quy định rõ ràng trong các quy phạm pháp luật. Đây cũng có thể được coi là một điểm khác biệt lớn giữa trách nhiệm pháp lý và các loại biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước như: bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…

- Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả bất lợi đối với công dân, thể hiện rõ qua việc công dân phải chịu những trách nhiệm có thể về hình sự, hành chính, hoặc bồi thường dân sự… theo đúng như quy định của Nhà nước khi xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý gắn liền với các chế tài pháp luật Nhà nước
Trách nhiệm pháp lý gắn liền với các chế tài pháp luật Nhà nước (Ảnh minh hoạ)

3. Có mấy loại trách nhiệm pháp lý

Hiện nay, dựa trên tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật mà công dân phải chịu trách nhiệm tương ứng với từng loại trách nhiệm pháp lý được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý được phân chia thành bốn loại cụ thể như sau:

3.1 Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm pháp lý hình sự, đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất mà Nhà nước buộc các chủ thể phạm tội về hình sự theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm hình sự là chế tài nặng nề nhất mà Nhà nước sử dụng để trừng trị tội phạm và răn đe, giáo dục những người khác.

Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm của 1 người đã phạm tội về hình sự và phải chịu sự trừng phạt thỏa đáng theo quy định của Nhà nước. Việc xử phạt những kẻ có tội là 1 cách để phòng ngừa tội phạm, giúp bảo vệ an ninh đất nước và bảo vệ an toàn cho người dân.

3.2 Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là việc các công dân phạm tội buộc phải chịu các biện pháp chế tài nhằm khắc phục những hậu quả, bồi thường cho người bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm của mình, thường phải khắc phục bởi tài sản của mình. Trách nhiệm dân sự được quy định tại các Bộ luật Dân sự hay Bộ luật tố tụng Dân sự.

3.3 Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính là 1 loại trách nhiệm mà công dân buộc phải thi hành nghĩa vụ do pháp luật Nhà nước quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính. Thông thường, trách nhiệm hành chính bao gồm các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, …

Các cấp có thẩm quyền được quyền áp dụng các biện pháp hành chính nói trên thường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn); Tòa án nhân dân cấp Huyện,….và các các nhân, tổ chức khác được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật có liên quan.

3.4 Trách nhiệm pháp lý kỷ luật

Là một loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước do các hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc trong quá trình hoạt động hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức độ truy cứu. Việc xử lý kỷ luật sẽ do Luật Cán bộ, công chức và các luật khác có liên quan quy định…, thường bao gồm các hình thức: đình chỉ, cách thức, buộc thôi việc..

3.5 Trách nhiệm pháp lý vật chất

Là một loại trách nhiệm pháp lý do người hay tổ chức sử dụng lao động áp dụng với người lao động thuộc quyền sở hữu bằng cách buộc người lao động phải bồi thường những vật chất do các hành vi vi phạm của mình gây ra và làm thiệt hại về tài sản cho người, tổ chức sử dụng lao động.

Trách nhiệm pháp lý được chia thành nhiều loại khác nhau
Trách nhiệm pháp lý được chia thành nhiều loại khác nhau (Ảnh minh hoạ)

4. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện nhằm buộc cá nhân vi phạm phải thi hành. Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa trên hành vi vi phạm của người công dân, căn cứ vào tính chất hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra.

Đồng thời, căn cứ vào các yếu tố sau đây:

  • Căn cứ vào các yếu tố khách quan của vi phạm pháp luật: Các yếu tố thuộc mặt khách quan gồm những hành vi trái với pháp luật, gây tổn hại cho xã hội và quan hệ nhân - quả giữa hành vi trái pháp luật với sự thiệt hại cho xã hội. Thiệt hại có thể là tổn thất về vật chất, tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra.
  • Căn cứ vào chủ thể của vi phạm pháp luật: Khi chủ thể là cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và có những hành vi vi phạm pháp luật. Mỗi loại vi phạm đều có quy định riêng về từng chủ thể và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được Nhà nước quy định.
  • Căn cứ vào mặt thuộc chủ quan của vi phạm pháp luật: Mặt chủ quan này bao gồm lỗi, mục đích hay động cơ vi phạm. Chủ thể vi phạm có thể cố ý phạm lỗi hoặc vô ý, động cơ của tội phạm là lý do để chủ thể thực hiện hành vi vi phạm của mình và gây ra kết quả cuối cùng được coi là mục đích của tội phạm.
  • Căn cứ vào các yếu tố khách thể của vi phạm pháp luật: Đó là những quan hệ xã hội đã được pháp luật Nhà nước bảo vệ, những hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức đã làm xâm phạm đến mối quan hệ này thì đều bị xử lý tùy theo tính chất mức độ của từng lỗi phạm.

Tùy vào hành vi vi phạm và mức độ hành vi của chủ thể sẽ chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau theo quy định với sự điều chỉnh của các luật liên quan khác.

Mỗi quan hệ pháp lý sẽ được điều chỉnh bởi những văn bản quy phạm liên quan và có quy định về những trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý khác nhau.

Có nhiều cơ sở khác nhau để truy cứu trách nhiệm pháp lý
Có nhiều cơ sở khác nhau để truy cứu trách nhiệm pháp lý (Ảnh minh hoạ)

Trên đây là những thông tin chia sẻ những khái niệm về trách nhiệm pháp lý là gì cũng như giải đáp cụ thể những vấn đề xoay quanh về việc thực hiện trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Hy vọng bài viết sẽ giúp nâng cao kiến thức về pháp luật và chấp hành tốt mọi quy định, pháp luật của Nhà nước của người dân. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 .

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?