Tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ, chồng?

Việc xác định tài sản riêng, tài sản chung luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi khi vợ, chồng muốn ly hôn. Vậy tiền thai sản có phải tài sản riêng của vợ không hay là tài sản chung vợ chồng?

Tiền thai sản có phải tài sản riêng của vợ?

Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Từ quy định này, những loại tài sản sau đây được coi là tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân:

- Tài sản mỗi người có trước khi kết hôn. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung;

- Tài sản được thừa kế, tăng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản được chia riêng từ việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng.

- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Theo hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, tài sản khác gồm:

  • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ;
  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
  • Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Trong khi đó, tiền thai sản là quyền lợi dành riêng cho lao động nữ sinh con hoặc lao động nam có vợ sinh con, có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và đáp ứng một số điều kiện nêu tại Điều 31 Luật BHXH 2014.

Như vậy, đây là được coi là tài sản gắn liền với nhân thân của vợ hoặc chồng, không thể chuyển giao cho người khác được. Bởi vậy, có thể khẳng định tiền thai sản là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng (người được hưởng).

Lưu ý: Thông thường tiền thai sản được sử dụng để chăm sóc, mua sữa, bỉm, đồ ăn... cho em bé mới sinh. Đồng thời, trong trường hợp bình thường, người mẹ sinh con sẽ được hưởng tiền thai sản trong 06 tháng. Do đó, rất ít trường hợp có tranh chấp giữa vợ chồng về tài sản là tiền thai sản.

Tiền thai sản có phải tài sản riêng của vợ không? (Ảnh minh họa)


Cách tính tiền thai sản được hưởng thế nào?

Với lao động nam

Theo khoản 2 Điều 34 Luật BHXH 2014, chồng sẽ được nghỉ 05 ngày nếu vợ sinh thường; 07 ngày nếu vợ sinh mổ dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày nếu vợ sinh đôi; nếu sinh ba trở lên thì thêm mỗi con được nghỉ 03 ngày; nếu sinh đôi trở lên mà phải mổ thì được nghỉ 14 ngày.

Khi đó, chồng được hưởng 02 khoản tiền thai sản là:

- Trợ cấp một lần nếu chỉ có chồng tham gia BHXH, đóng đủ từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ sinh (căn cứ Điều 38 Luật BHXH 2014 và điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH):

Tiền trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 02

Tương đương số tiền nhận được là 2,98 triệu đồng (theo mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng).

- Tiền chế độ thai sản: Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền thai sản của chồng được tính như sau:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 24 x số ngày nghỉ

Xem thêm…

Với lao động nữ

Người vợ khi nghỉ sinh con thì được hưởng các khoản tiền sau đây:

- Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (tiền tã lót thai sản): Tương đương 2,98 triệu đồng theo công thức:

Tiền trợ cấp 01 lần = 02 x Mức lương cơ sở

- Tiền thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính theo công thức nêu tại Điều 39 Luật BHXH 2014:

Tiền thai sản = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản

- Tiền dưỡng sức sau sinh: Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, nếu lao động nữ nghỉ thai sản mà sức khỏe yếu thì trong 30 ngày đầu đi làm được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày:

Mức hưởng 01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Tương đương mỗi ngày được hưởng 447.000 đồng/ngày (mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Xem thêm…

Trên đây là quy định về việc tiền thai sản có phải tài sản riêng của vợ không? Nếu còn thắc mắc gì khác, độc giả vui lòng liên hệ 1900 6192 để được tư vấn cụ thể, nhanh chóng nhất.

>> Cách chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng đơn giản nhất

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.