Tài sản được tạo lập sau khi kết hôn là tài sản chung vợ chồng. Vậy nếu vợ chồng tham gia sản xuất, làm việc, tiền lương nhận được sẽ là tài sản chung hay tài sản riêng?
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng (không phải tài sản riêng được hình thành từ việc phân chia tài sản chung);
- Tài sản được thừa kế, tặng cho chung;
- Tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân được nêu chi tiết tại Điều 9 Nghị định 126 gồm: Tiền thưởng; tiền trúng xổ số; tiền trợ cấp (không bao gồm các khoản trợ cấp, ưu đãi người có công với Cách mạng)…
Trong khi đó, Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ, tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn; được tặng cho, thừa kế riêng…
Như vậy, tiền lương là thu nhập từ lao động nên nó là tài sản chung của vợ chồng.
Tiền lương là tài sản chung hay riêng của vợ chồng? (Ảnh minh họa)
Khi nào tiền lương được coi là tài sản riêng?
Mặc dù theo quy định, tiền lương là tài sản chung của vợ chồng nhưng trong một số trường hợp, nó vẫn có thể được coi là tài sản riêng như:
Khi hai vợ chồng thỏa thuận
Vì tiền lương là tài sản chung nên thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Như vậy, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số tiền lương này. Và hai người có quyền chọn chế độ tài sản theo luật hoặc theo thỏa thuận (Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình).
Lúc này, chế độ tài sản chung vợ chồng chỉ thực hiện theo luật nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận bị Tòa tuyên vô hiệu. Do đó, nếu hai vợ chồng thỏa thuận với nhau và coi tiền lương là tài sản riêng thì nó sẽ là tài sản riêng của mỗi người.
Khi phân chia tài sản chung vợ chồng
Khi phân chia tài sản chung vợ chồng, hai người có thể xác định tiền lương là tài sản riêng của mỗi người. Lúc này, việc phân chia sẽ được lập thành văn bản và có thể được công chứng (nếu vợ chồng có yêu cầu).
Ngoài ra, việc phân chia tiền lương là tài sản riêng còn phải đáp ứng các điều kiện:
- Không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba;
- Không được ảnh hưởng đến lợi ích gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ: Nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại…
Nói tóm lại, tiền lương có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng và nếu hai người có thỏa thuận thì nó sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi người.
Khi ly hôn nói chung và đơn phương ly hôn nói riêng, vấn đề chi phí phải bỏ ra khiến không ít vợ chồng thắc mắc. Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để biết chính xác chi phí ly hôn đơn phương hết bao nhiêu tiền?
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh. Vậy nếu không đăng ký kinh doanh dạy thêm sẽ bị phạt thế nào?
Một trong những thắc mắc lớn của vợ chồng khi ly hôn là mua đơn ly hôn ở đâu? Vậy cùng theo dõi câu trả lời cụ thể tại bài viết dưới đây để biết địa chỉ uy tín, tin cậy nhé.
Số lượng người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay không phải ít. Vậy khi đó, cần sử dụng mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài nào?
Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.