Thuê nhà rồi cho thuê lại có cần giấy phép kinh doanh không?

Thuê nhà rồi cho thuê lại hiện đang là hình thức kinh doanh được ưa chuộng dạo gần đây. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra vấn đề rằng, liệu rằng người cho thuê lại nhà thuê có phải đăng ký kinh doanh không?


1. Có được cho thuê lại nhà đã thuê không?

Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự, hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực hiện theo thoả thuận của các bên trong đó một bên là người cho thuê tài sản của minh còn một bên là bên thuê tài sản đó. Hai bên thoả thuận về việc cho thuê tài sản đó trong thời hạn nhất định và bên thuê phải trả tiền thuê cho bên còn lại.

Cũng tại Bộ luật Dân sự, cụ thể là Điều 475 có quy định về việc cho thuê lại tài sản thuê (trong trường hợp này là nhà trọ/nhà thuê) như sau:

Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.

Theo đó, nếu trong hợp đồng thuê nhà hoặc theo thoả thuận, bên cho thuê cho phép người thuê được phép sử dụng nhà thuê của mình để cho thuê lại thì người thuê có thể cho thuê lại nhà mình đã thuê.

Đồng nghĩa, nếu người thuê tự ý cho thuê lại nhà thuê mà không có sự đồng ý của chủ nhà hoặc không có thoả thuận với người cho thuê nhà thì chủ trọ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà (theo điểm đ khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014).

Ngoài ra, nếu trong hợp đồng hoặc hai bên có thoả thuận về việc phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên thuê tự ý cho thuê lại nhà mà không có sự đồng ý của chủ nhà thì người thuê còn có thể bị phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại theo thoả thuận.

Như vậy, không phải mọi trường hợp, người thuê nhà đều được phép cho thuê lại nhà đã thuê. Chỉ khi được sự đồng ý của chủ nhà hoặc hai bên có thoả thuận trong hợp đồng thuê nhà về việc cho phép người thuê được cho thuê lại nhà ở thì người thuê mới được thực hiện.

Nếu không, người thuê có thể bị lấy lại nhà thuê trước hạn và thậm chí còn có thể bị phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có thoả thuận).

thue nha roi cho thue lai co can dang ky kinh doanh


2. Thuê nhà rồi cho thuê lại có cần đăng ký kinh doanh?

Khoản 1, khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, sửa đổi năm 2020 nêu rõ:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”;

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này, việc cho thuê lại nhà thuê cũng được xem là kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, chỉ có trường hợp được xác định là cho thuê nhà quy mô nhỏ, không thường xuyên thì mới không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải khai thuế.

Các trường hợp được xem là cá nhân cho thuê nhà quy mô nhỏ, không thường xuyên để không phải thành lập doanh nghiệp nêu tại Điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP gồm:

- Cho thuê nhà là tài sản công.

- Cho thuê nhà, quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.

- Cho thuê nhà do mình đầu tư xây dựng mà không phải dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh.

Trong đó, hoạt động đầu tư xây dựng được giải thích cụ thể tại khoản 20 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 như sau:

20. Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.

Căn cứ các quy định nêu trên, có thể khẳng định:

- Nếu chỉ thuê và đơn thuần cho thuê lại mà không sửa chữa, cải tạo nhà thuê thì người thuê phải làm đăng ký kinh doanh.

- Nếu thuê nhà, cải tạo, sửa chữa (đầu tư xây dựng nhưng không phải dự án) và cho thuê lại nhà thuê thì không phải đăng ký kinh doanh vì đây được xác định là cho thuê nhà quy mô nhỏ. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn phải kê khai thuế.

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh khi cho thuê lại nhà

3.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn

- Biên bản họp thành viên hộ gia đình (nếu gồm nhiều thành viên thành lập hộ kinh doanh)

- Văn bản uỷ quyền (nếu có).

Số lượng: 01 bộ hồ sơ (căn cứ khoản 1 Điều 85, khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

3.2 Nơi nộp hồ sơ

Căn cứ Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở (khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021).

3.3 Hình thức nộp

- Nộp trực tiếp tại Phòng Một cửa của UBND cấp huyện.

- Nộp qua bưu điện.

- Nộp qua mạng tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Đây là hình thức bắt buộc tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

3.4 Thời gian giải quyết

03 ngày làm việc (căn cứ khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021).

Xem thêm...

Trên đây là quy định về thuê nhà rồi cho thuê lại có cần đăng ký kinh doanh không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, thắc mắc.

>> Người thuê nhà phải biết 5 quy định quan trọng dưới đây

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?