Thừa kế theo pháp luật là gì? Khác gì thừa kế theo di chúc?

Nhận di sản thừa kế do người chết để lại có hai hình thức là theo pháp luật và theo di chúc. Và thừa kế theo pháp luật là gì? Hai hình thức này có gì khác nhau?


Thừa kế theo pháp luật là gì?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Đây là định nghĩa về thừa kế theo pháp luật được nêu tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Hiện nay, có hai hình thức nhận di sản của người chết là nhận thừa kế theo di chúc và nhận thừa kế theo pháp luật. Bởi di chúc là ý chí của người để lại thừa kế nên pháp luật ưu tiên chia thừa kế theo di chúc hơn chia thừa kế theo pháp luật.

Chỉ trong các trường hợp nêu tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 dưới đây, di sản sẽ được chia theo pháp luật:

- Không có di chúc.

- Mặc dù có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp: Người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt hoặc bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép khi lập di chúc; nội dung di chúc vi phạm điều cấm của Luật, trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc trái quy định...

- Người thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm với người lập; nếu cơ quan, tổ chức là đối tượng được nhận di chúc thì không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Người hưởng di sản theo di chúc không có quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

- Phần di sản: Không được định đoạt trong di chúc; có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực; người được thừa kế theo di chúc nhưng không được hưởng, từ chối nhận, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc...

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật và người thừa kế có thể yêu cầu Văn phòng/Phòng công chứng thực hiện thủ tục lập Văn bản khai nhận hoặc Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế để quyết định giao di sản cho người thừa kế nào.

thua ke theo phap luat la gi


Thừa kế theo pháp luật khác gì theo di chúc?

Như phân tích trên, di sản hiện được chia theo pháp luật hoặc theo di chúc. Vậy hai hình thức này khác nhau thế nào? Cụ thể theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí

Di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Căn cứ

Chương XXII Bộ luật Dân sự

Chương XXIII Bộ luật Dân sự

Khái niệm

Di chúc là một dạng văn bản thể hiện mong muốn chuyển tài sản của một người cho người khác sau khi người đó chết.

Thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế theo hàng thừa kế, các điều kiện cũng như trình tự phân chia di sản thừa kế do pháp luật quy định.

Người thừa kế

- Người được chỉ định trong di chúc

- Cha, mẹ, vợ, chồng; Con chưa thành niên.

- Con thành niên, không có khả năng lao động

Chia theo hàng thừa kế, gồm 03 hàng:

- Hàng 01: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng 02: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng 03: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Hình thức

- Di chúc bằng văn bản;

- Di chúc miệng nếu không thể lập được bằng văn bản.

Người thừa kế làm văn bản thoả thuận/khai nhận phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng/Phòng công chứng

Trường hợp hưởng thừa kế

Người để lại di sản viết di chúc để chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người này chết

- Không có di chúc.

- Di chúc không hợp pháp.

- Người thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm với người lập; nếu cơ quan, tổ chức là đối tượng được nhận di chúc thì không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Người hưởng di sản theo di chúc không có quyền hưởng/từ chối nhận di sản thừa kế.

- Phần di sản: Không được định đoạt trong di chúc; có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực; người được thừa kế theo di chúc nhưng không được hưởng, từ chối nhận, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc...

Ngoài những nội dung này, hai hình thức này cũng có những quy định riêng, không giống nhau. Ví dụ như:

- Thừa kế theo pháp luật: Quy định về thế vị, quyền thừa kế giữa cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ với con nuôi; con riêng và bố dượng, mẹ kế; giữa vợ chồng đã chia tài sản chung; đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác...

- Thừa kế theo di chúc: Quy định về người làm chứng di chúc; gửi giữ di chúc; di tặng; công bố di chúc...

Trên đây là giải đáp về thừa kế theo pháp luật là gì? Nếu còn vướng mắc các vấn đề xung quanh bài viết, độc giả có thể gọi điện đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Thừa kế nhà đất: Hồ sơ, thủ tục và phí phải nộp

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung

Cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung

Cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung

Xác định di sản thừa kế là nhà đất trong nhiều trường hợp khá phức tạp vì nhiều khi nó nằm trong khối tài sản chung với người khác. Để biết chính xác cần phải nắm rõ cách xác định di sản thừa kế là nhà đất trong khối tài sản chung dưới đây.