Trường hợp nào người thừa kế hưởng di sản theo di chúc?

Thừa kế là một trong những quy định quan trọng được nêu tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Và một trong những quy định không thể thiếu là thừa kế theo di chúc và các vấn đề xung quanh.

Thừa kế theo di chúc là gì? Trường hợp hưởng thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Đây là định nghĩa được nêu tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, khi muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, người có tài sản thường chọn lập di chúc. Và những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc này.

Ngoài ra, không chỉ những người có tên trong di chúc mà căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người sau đây sẽ vẫn được hưởng thừa kế dù nội dung di chúc không để lại tài sản cho họ:

- Con chưa thành niên của người để lại di chúc.

- Cha, mẹ, vợ hoặc chồng của người để lại di chúc.

- Con dù đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Lưu ý: Nếu những đối tượng trên từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản thì không được hưởng di sản theo quy định này.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế - thời điểm người để lại di chúc chết.

Do đó, khi người có tài sản vẫn còn sống thì tài sản vẫn thuộc về người đó. Chỉ đến khi chết, nếu người này có lập di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc theo ý nguyện lúc còn sống của người để lại di chúc.

Như vậy, có thể hiểu, thừa kế theo di chúc là việc người thừa kế được hưởng di sản do người khác để lại theo di chúc (ý nguyện mà người có tài sản đã lập khi còn sống).


Thừa kế theo di chúc khác gì thừa kế theo pháp luật?

Cũng theo quy định của Bộ luật Dân sự, bên cạnh thừa kế theo di chúc thì còn có thừa kế theo pháp luật. Dưới đây là các tiêu chí dùng để phân biệt hai hình thức này:

Sự giống nhau

- Đều được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự.

- Đều là hình thức để người thừa kế hưởng di sản do người khác để lại sau khi chết.

Sự khác nhau

Tiêu chí

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Căn cứ

Chương XXII Bộ luật Dân sự

Chương XXIII Bộ luật Dân sự

Khái niệm

Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật.

Người thừa kế

- Có tên trong di chúc

- Không có tên trong di chúc: Cha, mẹ, vợ, chồng; Con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người lập di chúc

Chia theo 03 hàng thừa kế là những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng… với người có di sản.

Hưởng di sản thế nào

Theo ý nguyện của người lập di chúc

- Người thừa kế cùng hàng hưởng phần di sản bằng nhau

- Người thừa kế ở hàng sau hưởng di sản khi hàng trước đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc từ chối hưởng di sản

Người để lại di sản

- Người thành niên, minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối trong quá trình lập di chúc.

- Người từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi được cha mẹ/người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Là bất cứ ai có di sản thừa kế mà không lập di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực toàn bộ/một phần

Hình thức

Do người để lại di sản lập:

- Bằng văn bản

- Di chúc miệng

Bằng văn bản do các đồng thừa kế lập

Trường hợp

Người để lại di sản viết di chúc để chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết

- Không có di chúc.

- Di chúc không hợp pháp.

- Người thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm với người lập…

- Người hưởng di sản theo di chúc không có quyền hưởng/từ chối nhận di sản thừa kế…

Thời điểm làm thủ tục

Khi người có tài sản đang còn sống, lập di chúc trước để định đoạt tài sản sau khi chết

Sau khi người để lại di sản đã chết

Trên đây là giải đáp về thừa kế theo di chúc. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.