Thủ tục xác định lại dân tộc: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Thủ tục xác định lại dân tộc được thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị giấy tờ gì và nộp ở đâu? Những vấn đề này sẽ được LuatVietnam trình bày cụ thể ở bài viết dưới đây.

1. Ai được xác định lại dân tộc?

Mỗi cá nhân đều có quyền xác định lại dân tộc của mình. Theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hai trường hợp được xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ nếu:

- Cha mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.

- Con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

Lưu ý: Khi cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác định lại dân tộc thì phải được sự đồng ý của người đó.

Trước đó, khi sinh ra, dân tộc của con sẽ được xác định theo dân tộc của cha mẹ đẻ theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt dưới đây, dân tộc của con sẽ được xác định như sau:

- Cha mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau: Dân tộc của con sẽ là dân tộc của cha hoặc dân tộc của mẹ theo thoả thuận của cha mẹ.

- Cha mẹ không có thoả thuận, cha mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau: Xác định dân tộc của con theo tập quán. Nếu tập quán khác nhau thì xác định dân tộc của con theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

- Trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi: Xác định dân tộc của con nuôi theo cha hoặc mẹ nuôi nếu cha mẹ nuôi có thoả thuận. Nếu chỉ có một người nhận nuôi thì xác định dân tộc của con nuôi theo dân tộc của người đó.

- Trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi: Dân tộc của trẻ được xác định theo đề nghị của người tạm thời nuôi hoặc người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ đó vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ.

Thủ tục xác định lại dân tộc
Làm sao để xin xác định lại dân tộc? (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục xác định lại dân tộc mới nhất 2023

Căn cứ Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục xác định lại dân tộc thực hiện như sau:

2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

- Tờ khai xin xác định lại dân tộc theo mẫu.

- Giấy tờ chứng minh việc thay đổi dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các loại giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh, giấy xác nhận nhận con nuôi, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha mẹ đẻ…

2.2 Hồ sơ cần xuất trình

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người yêu cầu.

- Giấy khai sinh của người xin xác định lại dân tộc.

2.3 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin xác định lại dân tộc gồm:

- Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện thủ tục xác định lại dân tộc.

2.4 Thời gian giải quyết

Thời gian cấp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thủ tục xác định lại dân tộc là 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan này nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu cần xác minh thì thời gian này sẽ kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

2.5 Lệ phí phải nộp

Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, mỗi tỉnh sẽ có quy định về lệ phí thực hiện thủ tục xác định lại dân tộc sẽ khác nhau. Do đó, để biết chi tiết số tiền phải bỏ ra khi xác định lại dân tộc, cần căn cứ vào quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của mình để làm xác định.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề thủ tục xác định lại dân tộc mới nhất theo quy định hiện nay của Bộ luật Dân sự năm 2015 đang có hiệu lực và Luật Hộ tịch năm 2014.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết từ chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?