Hướng dẫn chi tiết thủ tục uỷ quyền mua chung cư

Ngày nay, việc mua chung cư thông qua hợp đồng uỷ quyền không phải hiếm gặp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thủ tục uỷ quyền mua chung cư một cách chi tiết nhất theo từng giai đoạn.

1. Mua chung cư được uỷ quyền những giai đoạn nào?

Điều 562 Bộ luật Dân sự định nghĩa về hợp đồng uỷ quyền như sau:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đồng thời, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có một số trường hợp sau đây là các bên không được thực hiện công việc thay người khác thông qua hợp đồng uỷ quyền:

- Đăng ký kết hôn: Hai bên nam nữ bắt buộc phải cùng có mặt để ký vào sổ hộ tịch và giấy đăng ký kết hôn theo khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014.

- Ly hôn: Khi mở phiên toà giải quyết việc ly hôn, hai vợ chồng bắt buộc phải cùng có mặt theo giấy triệu tập của Toà.

Theo đó, bên bán hoặc bên mua có thể uỷ quyền trong mọi giai đoạn trong việc mua bán chung cư: Đặt cọc, ký hợp đồng mua bán, sang tên Sổ đỏ. Do đó, có thể thấy, trong mọi giai đoạn mua bán chung cư, các bên đều có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục thay mình.

thu tuc uy quyen mua chung cu


2. Thủ tục uỷ quyền mua chung cư thực hiện thế nào?

Theo phân tích ở trên, thường có 03 giai đoạn khi thực hiện mua bán chung cư có thể uỷ quyền. Về thủ tục uỷ quyền mua chung cư, cả 03 giai đoạn đều phải đáp ứng theo trình tự quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Công chứng, Luật Nhà ở như sau:

2.1 Uỷ quyền có phải công chứng không?

Bộ luật Dân sự hiện nay không có quy định yêu cầu phải công chứng hợp đồng uỷ quyền.

Đồng thời, Điều 55 Luật Công chứng quy định về thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền cũng không có quy định nào yêu cầu bắt buộc phải công chứng hợp đồng uỷ quyền.

Điều 122 Luật Nhà ở quy định về việc công chứng hợp đồng liên quan đến nhà ở như sau:

1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng

[…]

3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự […]

Có thể thấy, theo quy định này, những loại hợp đồng liên quan đến chung cư phải công chứng không có đề cập đến hợp đồng uỷ quyền mua bán chung cư.

Do đó, có thể khẳng định, khi uỷ quyền mua chung cư, các bên không nhất định phải thực hiện công chứng, chứng thực trừ trường hợp có nhu cầu thì thực hiện công chứng hợp đồng uỷ quyền theo thoả thuận của các bên.

2.2 Thủ tục công chứng việc uỷ quyền mua chung cư

Mặc dù không yêu cầu bắt buộc nhưng nếu các bên có nhu cầu thì sẽ thực hiện công chứng uỷ quyền mua chung cư theo thoả thuận của các bên. Thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền sẽ thực hiện theo quy định của Luật Công chứng.

Như đã đề cập ở trên, thủ tục công chứng hợp đồng uỷ quyền ở các giai đoạn thường sẽ giống nhau về trình tự và chỉ khác nhau ở một số điểm như giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị, nội dung thoả thuận trong dự thảo hợp đồng uỷ quyền căn cứ vào từng giai đoạn của việc mua bán chung cư.

Do đó, thủ tục uỷ quyền mua chung cư có thể liệt kê theo trình tự sau đây:

Nội dung

Ký đặt cọc

Ký mua bán

Sang tên Sổ hồng chung cư

Hồ sơ nộp

- Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu) gồm các nội dung: Thông tin về người yêu cầu, tổ chức hành nghề công chứng được yêu cầu thực hiện công chứng hợp đồng, giấy tờ nộp, yêu cầu công chứng, chữ ký của người yêu cầu công chứng.

- Dự thảo hợp đồng uỷ quyền (nếu có). Trong nội dung dự thảo nêu rõ công việc uỷ quyền và phạm vi uỷ quyền.

- Giấy tờ tuỳ thân của các bên: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu/giấy xác nhận cư trú (bản sao)…

- Căn hộ chung cư được uỷ quyền: Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất (Sổ hồng chung cư). Riêng trường hợp uỷ quyền sang tên thì còn phải nộp kèm theo hợp đồng mua bán căn hộ chung cư…

- Hợp đồng uỷ quyền (bản chính).

Hồ sơ xuất trình

- Bản chính của Sổ hồng chung cư, hợp đồng mua bán căn hộ chung cư…

- Bản chính giấy tờ tuỳ thân đã nộp ở trên.

- Hợp đồng uỷ quyền (bản chính).

Nội dung

Bên nhận uỷ quyền được thực hiện việc ký hợp đồng đặt cọc thay cho bên uỷ quyền.

Bên nhận uỷ quyền được thực hiện việc ký hợp đồng mua bán tại tổ chức hành nghề công chứng thay cho bên uỷ quyền.

Bên nhận uỷ quyền được thực hiện việc sang tên sổ hồng chung cư thành tên của bên mua thay cho bên uỷ quyền. Trong trường hợp này, người nhận uỷ quyền sẽ làm các công việc: Nộp hồ sơ, nộp thuế, nhận sổ hồng…

Hình thức

- Đến trực tiếp trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Văn phòng/Phòng công chứng).

- Công chứng ngoài trụ sở: Người già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giam, tạm giữ… không thể đến trực tiếp Phòng/Văn phòng công chứng thực hiện thủ tục uỷ quyền mua chung cư thì có thể yêu cầu Công chứng viên đến tận nơi để công chứng.

- Công chứng ở nhiều địa điểm khác nhau theo khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng:

  • Bên uỷ quyền công chứng phần uỷ quyền của mình trong hợp đồng công chứng tại nơi mình thuận tiện.
  • Gửi hợp đồng uỷ quyền (đã được công chứng một bên) cho bên nhận uỷ quyền.
  • Bên nhận uỷ quyền đến tổ chức hành nghề công chứng thuận tiện để công chứng tiếp vào hợp đồng uỷ quyền (bản gốc đã được gửi trước đó) và thực hiện công chứng vào phần người được uỷ quyền.

Thời gian

02 ngày làm việc (tính từ ngày nhận hồ sơ thụ lý đến ngày trả kết quả).

Kéo dài đến 10 ngày làm việc nếu cần thêm thời gian xác minh, giám định… với các trường hợp phức tạp.

Cơ quan thực hiện

Tổ chức hành nghề công chứng:

- Phòng công chứng

- Văn phòng công chứng

Chi phí

- Phí công chứng: 20.000 đồng/trường hợp theo Thông tư 257/2016/TT-BTC.

- Thù lao công chứng: Do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá mức thù lao tối đa do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định. Gồm các mức thù lao của các công việc: Soạn thảo hợp đồng, công chứng ngoài trụ sở, in ấn…

Trên đây là quy định về thủ tục uỷ quyền mua chung cư. Nếu độc giả còn thắc mắc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục