Làm sao để thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

Khi vợ, chồng ly hôn, việc nuôi dưỡng, cấp dưỡng con sau đó là một trong những vấn đề gặp nhiều tranh chấp nhất. Đặc biệt là việc thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Vậy phải làm sao?


Có được thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn không?

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ với con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình. Đặc biệt, khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Trong đó, mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người con. Chỉ khi không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án và Tòa án sẽ ấn định mức cấp dưỡng cụ thể.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nêu rõ:

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, sau khi ly hôn, nếu không đồng ý với mức cấp dưỡng ban đầu thì vợ chồng có thể thỏa thuận thay đổi mức cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng cho con thế nào?

Để thay đổi được mức cấp dưỡng, vợ, chồng có thể thực hiện như sau:

Hai bên thỏa thuận

Vẫn theo khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu trên, Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc quyết định mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Tùy vào điều kiện của bên cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người con được cấp dưỡng, hai bên tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng phù hợp.

Yêu cầu Tòa án giải quyết

Nếu hai bên không thỏa thuận được thì người có yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự dưới đây:

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm những gì?

Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng. Trong đó, phải thể hiện được các nội dung gồm: Ngày, tháng năm, tên Tòa án giải quyết, nội dung cụ thể về yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng…

- Quyết định hoặc bản án ly hôn.

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn sử dụng.

- Chứng cứ chứng minh yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng: Kèm theo các lý do để yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng là giấy tờ, tài liệu chứng minh như giấy vay nợ, hồ sơ khám bệnh, hóa đơn…

+ Tăng mức cấp dưỡng: Nhu cầu thiết yếu của con ngày càng cao, giá cả sinh hoạt cũng tăng nhanh… khiến mức cấp dưỡng trước đó không còn phù hợp nữa.

+ Giảm mức cấp dưỡng: Tình hình kinh tế, thu nhập… của người có nghĩa vụ cấp dưỡng giảm sút hoặc gặp khó khăn do dịch bệnh, do sức khỏe yếu, bệnh tật… nên không còn đủ điều kiện để cấp dưỡng theo mức đã thỏa thuận như trước nữa.

Tòa án nào sẽ giải quyết yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con?

Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người có trách nhiệm cấp dưỡng cư trú, làm việc.

Thời gian giải quyết có lâu không?

Thời gian giải quyết yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cũng như các vụ việc dân sự khác là khoảng từ 02 - 04 tháng.

Yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng mất bao nhiêu tiền?

Lệ phí yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng là 300.000 đồng theo quy định tại danh mục án phí, lệ phí ban hành kèm Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Xem thêm: Chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, phải làm sao?

Trên đây là quy định về thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Nếu còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng cho con sau ly hôn, độc giả có thể liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng nhất.

>> Cấp dưỡng sau ly hôn: Ai phải thực hiện? Cấp dưỡng bao nhiêu?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.