Thủ tục ly hôn khi mất đăng ký kết hôn theo quy định hiện nay

Giấy đăng ký kết hôn không chỉ là chứng cứ chứng minh quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận mà còn là giấy tờ cần thiết nếu muốn ly hôn. Nhưng nếu mất giấy đăng ký kết hôn thì ly hôn thế nào?

Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo đó, người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có thể là vợ, chồng hoặc cả hai người. Tuy nhiên, chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Để được Tòa án giải quyết ly hôn, người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng; Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung (nếu có tài sản chung vợ chồng, bản sao có chứng thực);

- Đơn ly hôn (Tùy từng trường hợp, vợ chồng có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu ly hôn thuận tình).

thu tuc ly hon khi mat giay dang ky ket hon

Thủ tục ly hôn khi mất giấy đăng ký kết hôn chuẩn nhất (Ảnh minh họa)

Đồng thời, theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tài liệu được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao công chứng, chứng thực hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

Do đó, khi yêu cầu ly hôn, người có yêu cầu phải nộp kèm theo hồ sơ ly hôn là bản chính giấy chứng nhận kết hôn nhưng nếu giấy này bị mất thì có thể dùng các loại giấy tờ sau để thay thế:

- Bản sao chứng thực đăng ký kết hôn: Do Ủy ban nhân dân hoặc Phòng/Văn phòng công chứng căn cứ vào bản chính để chứng thực bảo sao đúng với bản chính (khoản 2 Điều 2 Nghị định 23 năm 2015);

- Bản sao từ sổ gốc (trích lục) đăng ký kết hôn: Cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (khoản 1 Điều 2 Nghị định 23 năm 2015);

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã được đăng ký lại: Trước đây, vợ chồng đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính đăng ký kết hôn đều bị mất (Điều 24 Nghị định 123 năm 2015) thì có thể yêu cầu đăng ký lại kết hôn.

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bị mất đăng ký kết hôn thì có thể sử dụng 03 loại giấy tờ nêu trên thay thế để nộp hồ sơ ly hôn.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, vợ chồng nộp toàn bộ hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi có thẩm quyền giải quyết ly hôn ở cấp sơ thẩm (ĐIều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

- Nếu ly hôn thuận tình: Sau khi hòa giải không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt từ thời điểm quyết định này có hiệu lực pháp luật.

- Nếu ly hôn đơn phương: Tòa án sẽ ra bản án ly hôn khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… khiến cuộc hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể kéo dài.

Tóm lại, thủ tục ly hôn khi mất giấy đăng ký kết hôn về cơ bản sẽ giống với thủ tục ly hôn bình thường ngoại trừ vì mất đăng ký kết hôn nên người có yêu cầu ly hôn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ thay thế khác để việc ly hôn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Ngoài ra, độc giả còn thắc mắc gì thêm thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến hoặc liên hệ 1900 6192 hoặc tham khảo thêm bài viết dưới đây:

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.