Hủy Văn bản thỏa thuận phân chia di sản như thế nào?

Sau khi người để lại thừa kế chết, các đồng thừa kế sẽ lập Văn bản thoả thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế. Vậy liệu sau khi đã công chứng thì có huỷ được Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế không?


Điều kiện huỷ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế là gì?

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc, người đồng thừa kế sẽ họp mặt để thoả thuận các vấn đề nêu tại Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:

- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản...

- Cách thức phân chia di sản.

Đặc biệt, mọi thoả thuận của những người đồng thừa kế đều phải lập thành văn bản. Đây chính là Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

Và theo khoản 4 Điều 57 Luật Công chứng năm 2014, Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế được công chứng là một trong những căn cứ để đăng ký chuyển quyền sử dụng đất cho người thừa kế.

Khoản 1 Điều 51 Luật Công chứng năm 2014 nêu rõ:

Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

Theo đó, khi Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng thì khi huỷ bỏ Văn bản này phải có thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả các đồng thừa kế đã ký trong Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế trước đó.


Thủ tục huỷ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế

Việc huỷ bỏ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Công chứng năm 2014:

Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.

Do đó, thủ tục thực hiện huỷ bỏ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế (bản chính).

- Dự thảo Văn bản huỷ Văn bản thảo thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có).

- Các giấy tờ: Chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và các đồng thừa kế, giấy chứng tử, giấy tờ nhân thân, giấy tờ về tài sản...

Nơi thực hiện

Văn phòng công chứng đã thực hiện việc công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế trước đó.

Nếu Văn phòng/Phòng công chứng này đã chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang giữ hồ sơ sẽ thực hiện việc huỷ bỏ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

Chi phí thực hiện

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC, phí công chứng Văn bản huỷ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế là 25.000 đồng/trường hợp.

Trên đây là quy định về thủ tục huỷ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt cầm đồ và tín dụng đen mới nhất

Nhiều người dân hiện nay đang nhầm lẫn giữa dịch vụ cầm đồ hợp pháp và hoạt động tín dụng đen. Việc phân biệt cầm đồ và tín dụng đen rõ ràng là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro tiềm ẩn. 

Xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Khi ly hôn, có rất nhiều quan hệ giữa vợ chồng cần được giải quyết, trong đó có vấn đề về nợ chung. Vậy pháp luật quy định xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Làm sao để không bị chia đôi tài sản khi ly hôn?

Phân chia tài sản là vấn đề quan trọng mà các cặp vợ chồng quan tâm khi ly hôn. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi. Vậy làm sao để không bị chia đôi tài sản khi ly hôn?