Di chúc trái luật, thực hiện thủ tục hủy bỏ thế nào?

Khi lập di chúc, nhiều trường hợp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật. Khi đó, nếu muốn huỷ di chúc trái luật thì phải thực hiện thủ tục thế nào?

1. Di chúc thế nào bị coi là trái luật?

Trước khi tìm hiểu về thủ tục huỷ di chúc trái luật cần phải xem xét di chúc thế nào sẽ bị coi là trái luật. Theo đó, quy định về di chúc được nêu chi tiết tại Bộ luật Dân sự năm 2015 và các điều kiện để di chúc được pháp luật công nhận là di chúc hợp pháp gồm:

- Người lập di chúc: Người thành niên, minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối khi lập di chúc và không bị ép buộc phải lập di chúc theo ý muốn của người khác bởi di chúc là văn bản thể hiện ý chí muốn để tài sản của mình cho người khác sau khi chết của người lập di chúc mà không ai can thiệp được.

Lưu ý: người chưa thành niên, cụ thể là từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng vẫn lập được di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc này (theo khoản 2 Điều 625 Bộ luật Dân sự).

- Hình thức của di chúc phải đúng quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự: Lập bằng văn bản và có thể được lập bằng miệng nếu tại thời điểm lập di chúc tính mạng của người để lại di chúc bị đe doạ, không thể lập di chúc bằng văn bản được.

- Nội dung của di chúc: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức và gồm các nội dung nêu tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm: Ngày tháng năm lập; họ tên, nơi cư trú của người lập, người được hưởng di sản; di sản và nơi có di sản… và các nội dung khác theo mong muốn của người lập di chúc.

Lưu ý: Trong di chúc không viết tắt, không viết bằng ký hiệu, phải đánh số thứ tự nếu di chúc có nhiều trang và có chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc…

Xem thêm: Di chúc có hiệu lực khi nào?

thu tuc huy di chuc trai luat

2. Huỷ di chúc trái luật như thế nào?

Thủ tục huỷ di chúc được thực hiện khi di chúc không hợp pháp, không có hiệu lực và người để lại di chúc muốn thực hiện để huỷ bỏ di chúc đó hoặc muốn lập di chúc mới. Dưới đây là trình tự, thủ tục huỷ di chúc trái luật cụ thể:

2.1 Hồ sơ

- Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của Văn phòng/Phòng công chứng).

- Di chúc bị huỷ (bản chính).

- Giấy tờ quan hệ nhân thân của người lập di chúc: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu…

- Giấy tờ về tài sản để lại trong di chúc: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm…

2.2 Cơ quan thực hiện

Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi đã thực hiện thủ tục công chứng di chúc huỷ bỏ.

2.3 Thời điểm huỷ di chúc

Người lập di chúc có thể huỷ bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào bản thân muốn huỷ theo khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự.

2.4 Trình tự, thời gian thực hiện

Bước 1: Người lập di chúc đến tổ chức hành nghề công chứng và đưa ra yêu cầu với Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đó.

Bước 2: Sau khi xem xét hồ sơ, nguyện vọng và yêu cầu của người lập di chúc, Công chứng viên sẽ soạn thảo dự thảo Văn bản huỷ bỏ di chúc với các nội dung theo yêu cầu của người lập di chúc.

Bước 3: Người yêu cầu công chứng sẽ đọc lại dự thảo, được Công chứng viên giải thích chi tiết các nội dung trong dự thảo Văn bản huỷ bỏ di chúc.

Bước 4: Sau khi người yêu cầu công chứng đã chấp nhận toàn bộ nội dung của dự thảo, Công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký tên, điểm chỉ vào từng trang của Văn bản huỷ bỏ di chúc.

Bước 5: Người lập di chúc xuất trình bản gốc các giấy tờ nhân thân, tài sản… liên quan đến di chúc và Văn bản huỷ bỏ di chúc để Công chứng viên đối chiếu, xem xét.

Bước 6: Công chứng viên kiểm tra lại chữ ký, vân tay, đối chiếu hồ sơ, giấy tờ và thực hiện ký công chứng vào từng trang của Văn bản huỷ bỏ di chúc và ký đóng dấu vào Lời chứng của Công chứng viên cũng như đóng giáp lai Văn bản này nếu Văn bản có nhiều trang.

Bước 7: Người yêu cầu công chứng sẽ được trả lại bản gốc Văn bản huỷ bỏ di chúc đã được công chứng và nộp phí, thù lao công chứng theo đúng thoả thuận và quy định của pháp luật.

thu tuc huy di chuc trai luat

Thời gian thực hiện công chứng Văn bản này thường diễn ra rất nhanh, thực tế có thể thực hiện trong vòng 01 buổi làm việc. Trong khi đó, theo quy định của khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng, thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc và có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc nếu thủ tục này có nhiều vấn đề phức tạp.

2.4 Chi phí phải nộp

Thủ tục huỷ bỏ công chứng sẽ mất hai khoản chi phí:

- Phí công chứng: 25.000 đồng theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC.

- Thù lao công chứng: Theo quy định của từng Văn phòng/Phòng công chứng gồm: Chi phí phô tô, ký hồ sơ ngoài trụ sở… nhưng không cao hơn mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đó uy định.

2.5 Mẫu huỷ di chúc trái luật chi tiết nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

VĂN BẢN HUỶ BỎ DI CHÚC

Tại Phòng Công chứng số ... (Trường hợp việc công chứng được thực  hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)

Tôi là (ghi rõ họ và tên): .........................................................................

Sinh ngày:........./......../................

Chứng minh nhân dân số:....................cấp ngày......./......./........tại ..........

Hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Trường hợp vợ chồng lập Văn bản huỷ bỏ Di chúc chung thì ghi như sau :

Ông .............................................................................................................

Sinh ngày: ........./......../............

Chứng minh nhân dân số: ..................cấp ngày ......../......../.......... tại ..........

Hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Cùng vợ là Bà: ................................................................................................

Sinh ngày: ......../......./.........

Chứng minh nhân dân số: ..................cấp ngày ......../......./........ tại.......

Hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Nguyên trước đây vào ngày ........, tôi (chúng tôi) có lập Di chúc được ....... chứng nhận ngày ........, số  ........, quyển số ....... Theo nội dung Di chúc nêu trên, tôi có để lại tài sản là ................cho ..................

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi (chúng tôi) tự nguyện huỷ bỏ Di chúc nêu trên.

Trong trường hợp việc huỷ bỏ Di chúc có người làm chứng  thì ghi thêm các nội dung sau :

Để làm chứng cho việc huỷ bỏ Di chúc, tôi có mời người làm chứng là :

Ông (Bà): ..................................................................................................

Sinh ngày: ........../......../........

Chứng minh nhân dân số: ..............cấp ngày ......./......./...... tại ...............

Hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Ông (Bà): ...................................................................................................

Sinh ngày: ........../........./.........

Chứng minh nhân dân số: ...................cấp ngày ......./......./...... tại ............

Hộ khẩu thường trú: .................................................................................

Người làm chứng nêu trên là do tôi (chúng tôi) tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của tôi (chúng tôi), không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung Di chúc bị huỷ bỏ nêu trên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Tôi (chúng tôi) đã đọc Văn bản huỷ bỏ di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Người làm chứng (nếu có)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Người lập văn bản hủy bỏ di chúc

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày …. tháng .…. năm .……(bằng chữ………………………………....)

(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phútt và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)

Tại Phòng Công chứng số ...

(Trường hợp việc công chứng đựơc thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)

Tại .………………….., Công chứng viên Phòng Công chứng số ……….. thành phố Hồ Chí Minh

Chứng nhận:

- Ông (bà) ………………... đó tự nguyện lập Văn bản huỷ bỏ di chúc này;

- Theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm công chứng, ông (bà) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

- Nội dung của Văn bản huỷ bỏ di chúc phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

- Người lập Văn bản huỷ bỏ di chúc đó đọc lại, đó đồng ý toàn bộ nội dung và đó ký vào Văn bản huỷ bỏ di chúc  trước sự có mặt của tôi;

- Văn bản huỷ bỏ di chúc được lập thành .… bản chính (mỗi bản chính gồm ... tờ, ... trang), cấp cho người lập Văn bản huỷ bỏ di chúc ... bản chính, lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

- Số Công chứng …………... , quyển số ………..TP/CC- …………...

Công chứng viên

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Trên đây là thủ tục huỷ di chúc trái luật theo quy định hiện hành. Nếu cần hỗ trợ thêm về vấn đề này, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?