Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành như thế nào?

Trong tố tụng dân sự, hoà giải là một trong những chế định quan trọng. Vậy thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành thế nào?

Điều kiện công nhận kết quả hoà giải thành

Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án, hiện có hai hình thức hoà giải: Hoà giải ngoài Toà án và Hoà giải tại Toà án. Trong đó:

- Hoà giải tại Toà án: Việc hoà giải được thực hiện bởi Hoà giả viên trước khi Toà án thụ lý vụ việc dân sự, hỗ trợ các bên thoả thuận giải quyết vụ việc dân sự.

- Hoà giải ngoài Toà án: Việc các bên thoả thuận và yêu cầu Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án.

Và được xem là hoà giải thành khi mà thông qua hoà giải, các bên đã tự nguyện thoả thuận giải quyết được toàn bộ/một phần vụ việc dân sự mà nội dung này không liên quan đến các phần khác của vụ việc dân sự đó.

Theo đó, điều kiện công nhận kết quả hoà giải thành trong hai trường hợp được quy định như sau:

Tiêu chí

Hoà giải tại Toà án

Hoà giải ngoài Toà án

Căn cứ

Điều 33 Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án 2020

Điều 417 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Điều kiện

- Các bên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Các bên có quyền, nghĩa vụ với nội dung hoà giải.

- Nội dung hoà giả tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không vì trốn tránh nghĩa vụ với cơ quan, cá nhân, Nhà nước.

- Thuận tình ly hôn: Thoả thuận có đầy đủ nội dung về ly hôn, chia tài sản, giành quyền nuôi con…

- Nội dung hoà giải liên quan đến người khác không có mặt thì chỉ được công nhận hoà giải nếu người khác này đồng ý bằng văn bản.

- Chỉ công nhận nội dung thoả thuận, thống nhất không liên quan đến tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính khác.

- Các bên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

- Các bên là người có quyền, nghãi vụ với nội dung hoà giải. Nếu liên quan đến quyền, nghĩa vụ người thứ ba thì phải được người này đồng ý.

- Một/cả hai bên có đơn yêu cầu Toà án công nhận.

- Nội dung hoà giải hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức, không trốn tránh nghĩa vụ với cá nhân, tổ chức, Nhà nước.

Hiệu lực của Quyết định

Có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

- Quyết định công nhận kết quả hoà giải thành có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

- Được thi hành theo quy định về thi hành án dân sự.

Thủ tục công nhận hoà giải thành diễn ra thế nào?

Tuỳ vào từng thủ tục khác nhau sẽ thực hiện theo thủ tục khác nhau, cụ thể như sau:

Công nhận hoà giải thành ngoài Toà án

Bước 1: Xét đơn yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án trong thời gian 15 ngày kể từ ngày Toà án thụ lý đơn.

Bước 2: Sau 15 ngày, Toà án ra quyết định mở phiên họp xét đơn. Thời hạn mở phiên họp là 10 ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định mở phiên họp.

Bước 3: Ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án và gửi đến người tham gia hoà giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.

Hoà giải thành tại Toà án

Bước 1: Nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và chỉ định Hoà giải viên trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đơn.

Bước 2: Toà án thông báo và người bị kiện phải trả lời về việc có đồng ý hay không đồng ý tiến hành hoà giải tại Toà án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án.

- Đồng ý hoặc không trả lời Toà án: Hoà giải viên tiến hành hoà giải.

- Đề nghị thay đổi Hoà giải viên: Thẩm phán chỉ định Hoà giải viên khác.

- Không đồng ý hoà giải: Chuyển đơn để xử lý.

Bước 3: Lựa chọn hoặc chỉ định Hoà giải viên trong danh sách hoà giải viên do Toà án thông báo.

Bước 4: Thực hiện hoà giải tại Toà trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hoà giải viên được chỉ định. Nếu vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn này thêm không quá 30 ngày. Ngoài ra, các bên có thể thống nhất kéo dài thời hạn hoà giải nhưng không quá 02 tháng với các trình tự sau đây:

- Giới thiệu thành phần tham gia hoà giải; Trình bày nội dung cần hoà giải; Phổ biến quy định liên quan; Phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành.

- Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền nghĩa vụ liên quan trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện, đề xuất quan điểm.

- Người tham gia phát biểu ý kiến và hoà giải viên tóm tắt các vấn đề các bên đã thoả thuận, thống nhất.

Bước 5: Tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hoà giải tại Toà án. Phiên họp này được tổ chức ngay sau phiên hoà giải hoặc vào thời gian phù hợp khác. Hoà giải viên sẽ thông báo cụ thể những người liên quan.

Bước 6: Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hoà giải sẽ ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hoà giải thành tại Toà án.

Trên đây là thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.