Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định thế nào?

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Vậy quy định của pháp luật quy định chi tiết vấn đề này như thế nào?


1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là gì?

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà các chủ thể trong vụ án có quyền khởi kiện đến Toà án nhân dân để yêu cầu cơ quan này giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể đó khi bị xâm phạm.

Định nghĩa này được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đặc biệt, nếu thời hiệu khởi kiện của vụ án dân sự đã hết thì các chủ thể cũng mất quyền khởi kiện vụ án dân sự.

Trên đây là khái niệm thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là gì. Tuy nhiên, để nắm rõ khái niệm này, Bộ luật Dân sự có giải thích các khái niệm liên quan gồm:

- Thời hiệu là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh hậu quả pháp lý với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

- Khởi kiện là việc cá nhân, tổ chức gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan này bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khởi kiện có thể tự thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp.

Hiểu thế nào là thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Hiểu thế nào là thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Ảnh minh hoạ)

Có thể ví dụ về thời hiệu khởi kiện một cách dễ hiểu như sau:

Anh A và anh B có tranh chấp với nhau về việc trả nợ tiền vay. Theo quy định về thời hiệu nêu trên, anh A chỉ được khởi kiện anh B trong một khoảng thời gian nhất định để đòi nợ từ anh B. Hết thời hạn này, anh A không có quyền khởi kiện anh B nữa. Thời hạn này chính là thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.

2. Cách tính thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Điều 151 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cách tính thời hiệu như sau:

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Trong đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết/phải biết về quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Riêng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, Điều 429 Bộ luật Dân sự quy định là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết/phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Ví dụ: Theo Viện kiểm sát nhân dân TP. Cần Thơ, có thể kể đến một ví dụ sau đây:

Ngày 21/5/2009 ông A thỏa thuận cho ông B vay số tiền 500 triệu đồng, lãi suất 3%/tháng, đóng lãi hàng tháng, tiền vốn thỏa thuận là 06 tháng trả. Sau khi vay, ông B đóng lãi được 03 tháng thì không đóng và cũng không trả vốn.

Ngày 01/5/2016 ông A làm đơn khởi kiện ra Tòa buộc ông B trả gốc và lãi theo quy định. Tại phiên tòa sơ thẩm ông B thừa nhận chỉ vay ông A 300 triệu đồng và không đồng ý phần lãi do hoàn cảnh khó khăn nên thời hiệu khởi kiện sẽ được tính lại từ khi ông B thừa nhận nợ 300 triệu đồng.

3. Trường hợp nào không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự?

Việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự gồm các trường hợp sau đây:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất.

- Trường hợp khác.

Đồng thời, các khoảng thời gian sau đây sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện của vụ án dân sự (theo Điều 156 Bộ luật Dân sự đang có hiệu lực):

- Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng/trở ngại khách quan khiến chủ thể có quyền khởi kiện không thể thực hiện quyền khởi kiện của mình trong phạm vi thời hiệu đang có hiệu lực.

Trong đó:

  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan, không lường trước được và dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết cũng như khả năng cho phép mà không thể khắc phục được.
  • Trở ngại khách quan là trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động khiến người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm/không thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

- Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện.

- Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết/chấm dứt tồn tại hoặc không thể tiếp tục đại diện vì lý do chính đáng.

thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
2 trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện của vụ án dân sự (Ảnh minh hoạ)

4. Hết thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, có bắt đầu lại được không?

Vấn đề bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, Điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định có 03 trường hợp gồm:

- Bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần/toàn bộ nghĩa vụ với người khởi kiện.

- Bên có nghĩa vụ thừa nhận/thực hiện xong một phần nghĩa vụ với người khởi kiện.

- Các bên tự hoà giải với nhau.

Trong các trường hợp này, thời hiệu khởi kiện sẽ được bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra các sự kiện bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Uống rượu bia lái xe gây tai nạn có được bảo hiểm bồi thường không?

Uống rượu bia lái xe gây tai nạn có được bảo hiểm bồi thường không?

Uống rượu bia lái xe gây tai nạn có được bảo hiểm bồi thường không?

Khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe cơ giới, nếu gây thiệt hại cho bên thứ ba thì chủ phương tiện sẽ được doanh nghiệp bán bảo hiểm bồi thường. Vậy uống rượu bia lái xe gây tai nạn có được bảo hiểm bồi thường không?