Thời hạn là gì? Cách tính thời hạn như thế nào?

Thời hạn là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật dân sự nhưng không hẳn nhiều người đã biết cụ thể, thời hạn là gì? Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể về vấn đề này.


Thời hạn là gì? Ví dụ về thời hạn

Thời hạn là một khoảng thời gian được tình từ thời điểm này đến thời điểm kia theo định nghĩa thời hạn là gì được nêu tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện đang có hiệu lực.

Trong đó, việc xác định thời hạn có thể được áp dụng bằng nhiều cách như xác định bằng phút, bằng giờ, bằng ngày, bằng tuần, bằng tháng, bằng năm hoặc thậm chí có thể xác định thời hạn bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Để hình dung cụ thể về khái niệm thời hạn là gì, độc giả có thể tham khảo một số ví dụ dưới đây tại bài viết này:

Ví dụ 1: Ông A nộp hồ sơ đăng ký thường trú từ ngày 01/01/2023. Theo quy định, thủ tục đăng ký thường trú được thực hiện trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Do đó, thời hạn trong trường hợp này là đến ngày 08/01/2023 (coi rằng từ 01 - 08/01/2023 là ngày làm việc).

Ví dụ 2: Bà B và bà A ký hợp đồng thuê nhà trong thời gian 01 năm tính từ ngày ký hợp đồng là ngày 10/5/2022. Do đó, thời hạn của hợp đồng thuê nhà trong trường hợp này là đến hết ngày 11/5/2023…

Khái niệm thời hạn là gì trong Bộ luật Dân sự hiện hành?
Khái niệm thời hạn là gì trong Bộ luật Dân sự hiện hành? (Ảnh minh họa)

Cách tính thời hạn quy định như thế nào?

Về cách tính thời hạn, khoản 2 Điều 145 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định, tính thời hạn theo dương lịch trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong đó, nếu các bên thỏa thuận:

- Thỏa thuận tính thời hạn là 01 năm, nửa năm, 01 tháng, nửa tháng, 01 tuần, 01 ngày, 01 giờ, 01 phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì cách tính thời hạn trong trường hợp này như sau:

  • Một năm: 365 ngày; nửa năm: 06 tháng.
  • Một tháng: 30 ngày; nửa tháng: 15 ngày; nửa tháng: 15 ngày.
  • Một tuần: 07 ngày
  • Một ngày: 24 giờ
  • Một giờ: 60 phút
  • Một phút: 60 giây

- Thỏa thuận tính thời điểm đầu, giữa hoặc cuối tháng thì tính như sau:

  • Đầu tháng: Ngày đầu tiên của tháng đó
  • Giữa tháng: Ngày thứ 15 của tháng đó
  • Cuối tháng: Ngày cuối cùng của tháng đó

- Thỏa thuận tính đầu, giữa hoặc cuối năm thì thời hạn tính như sau:

  • Đầu năm: Ngày đầu tiên của tháng 01
  • Giữ năm: Ngày cuối cùng của tháng 6
  • Cuối năm: Ngày cuối cùng của tháng 12

Trong đó, cách tính thời hạn được xác định tại thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc:

- Thời điểm bắt đầu thời hạn:

  • Xác định bằng phút, giờ: Bắt đầu từ thời điểm đã xác định. Ví dụ: Thời điểm bắt đầu của thời hạn tính từ 0 giờ 00 phút…
  • Xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm: Không tính ngày đầu tiên của thời hạn mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định. Ví dụ hai bên ký hợp đồng trong vòng 01 tháng tính từ ngày 01/01/2023 thì thời điểm bắt đầu của thời hạn là 02/01/2023…
  • Xác định bằng sự kiện: Không tính ngày xảy ra sự kiện mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện.

- Thời điểm kết thúc thời hạn:

  • Khi tính bằng ngày: Ngày cuối cùng của thời hạn
  • Khi tính bằng tuần: Ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn
  • Khi tính bằng tháng: Ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn. Nếu tháng đó không có ngày tương ứng thì là ngày cuối cùng của tháng đó.
  • Tính bằng năm: Thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng là ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ thì là thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Lưu ý: Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là 24 giờ của ngày đó.

Trên đây là quy định về thời hạn là gì? Nếu còn vướng mắc các vấn đề khác tại Bộ luật Dân sự, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục