Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm nào?

Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Vậy thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản là khi nào?

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản

Hiệu lực của cầm cố tài sản được quy định chi tiết tại Điều 310 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, hợp đồng cầm cố tài sản sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ hai trường hợp: Các bên có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trong đó, hợp đồng cầm cố tài sản là loại hợp đồng ghi nhận lại sự thoả thuận giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Theo đó, bên cầm cố sẽ giao tài sản của mình sở hữu cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Khi so sánh cầm cố với các biện pháp bảo đảm khác mà nhiều người thường nhầm lẫn thì về bản chất, cầm cố khác hoàn toàn với thế chấp bởi khi cầm cố, đồng nghĩa bên cầm cố phải giao tài sản của mình cho người kia.

Trong khi đó, nếu thực hiện thế chấp thì bên thế chấp không thực hiện giao tài sản mà thông thường chỉ giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Nếu tài sản cầm cố là bất động sản thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp này kể từ thời điểm đăng ký.

Để hiểu một cách đơn giản, độc giả có thể tham khảo ví dụ dưới đây về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản:

A và B ký hợp đồng cầm cố xe quyền sử dụng đất tại địa chỉ C. Tại thời điểm A và B thực hiện đăng ký cầm cố tại cơ quan có thẩm quyền, hiệu lực của hợp đồng cầm cố nêu trên đã phát sinh hiệu lực. Hiện, ông B đang cho ông D ở trên mảnh đất này. Do đó, hiệu lực đối kháng giữa ông A và ông D cũng bắt đầu từ thời điểm đăng ký cầm cố quyền sử dụng đất.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản là khi nào? (Ảnh minh hoạ)

Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp nào?

Theo Điều 315 Bộ luật Dân sự, các trường hợp chấm dứt cầm cố tài sản gồm:

- Nghĩa vụ mà các bên bảo đảm bằng cầm cố đã chấm dứt.

- Các bên thoả thuận huỷ bỏ cầm cố tài sản hoặc thay thế cầm cố bằng biện pháp bảo đảm khác.

Trong hai trường hợp này, tài sản cầm cố sẽ phải được bên nhận cầm cố trả lại cho bên cầm cố. Khi đó, ngoại trừ việc các bên có thoả thuận khác thì hoa lợi, lợi tức, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố cũng phải được bên nhận cầm cố trả lại cho bên cầm cố.

- Đã xử lý tài sản cầm cố.

- Các bên có thoả thuận về việc chấm dứt cầm cố tài sản.

Như vậy, theo quy định của luật, hiện có 04 trường hợp chấm dứt cầm cố tài sản. Đồng thời, khi bên nhận cầm cố đã trả lại tài sản cầm cố thì đồng thời cũng sẽ được thanh toán các chi phí hợp lý trong việc bảo quản tài sản cầm cố.

Đồng thời, nếu tài sản cầm cố có thiệt hại xảy ra thì bên cầm cố cũng hoàn toàn có quyền được yêu cầu bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại xảy ra theo thoả thuận hoặc theo thiệt hại thực tế đã xảy ra.

Ngoài ra, dưới đây là chi tiết quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc cầm cố tài sản:

Tiêu chí

Bên nhận cầm cố

Bên cầm cố

Quyền

- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái luật trả lại tài sản cầm cố.

- Xử lý tài sản cầm cố theo thoả thuận/theo quy định.

- Được cho mượn, cho thuê, khai thác và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố.

- Được trả phí bảo quản hợp lý khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt dùng tài sản cầm cố nếu có nguy cơ bị mất/giảm sút giá trị.

- Yêu cầu trả lại tài sản và giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố nếu nghĩa vụ đã chấm dứt.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại.

- Được bán, trao đổi, thay thế, tặng cho tài sản cầm cố nếu bên nhận đồng ý/theo quy định.

Nghĩa vụ

- Giữ gìn, bảo quản tài sản. Nếu mất, thất lạc hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

- Không được trao đổi, tặng cho, bán, dùng tài sản cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ khác.

- Không cho thuê, mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố trừ có thoả thuận khác.

- Trả lại tài sản và giấy tờ khi nghĩa vụ chấm dứt hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Giao tài sản đúng thoả thuận cho bên nhận cầm cố.

- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba với tài sản cầm cố (nếu có); Nếu không báo thì bên nhận có quyền huỷ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại/duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba với tài sản cầm cố.

- Thanh toán phí bảo quản hợp lý cho bên nhận cầm cố trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Bài viết trên đây là giải đáp về: Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.