Thỏa thuận tài sản trước khi cưới: Thiệt hay lợi?

Tài sản vợ, chồng luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một trong số đó là việc thỏa thuận tài sản trước khi đăng ký kết hôn. Vậy ưu điểm và nhược điểm khi lập thỏa thuận này là gì?


Thỏa thuận tài sản trước khi cưới là gì?

Hiện nay không có định nghĩa liên quan đến thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà thường được gọi bằng thỏa thuận tài sản trước khi cưới. Lưu ý, “trước khi cưới” là thời điểm trước khi các bên đăng ký kết hôn mà không phải tổ chức đám cưới.

Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng gồm các đặc điểm sau đây:

- Thời điểm lập thỏa thuận: Trước khi hai vợ, chồng kết hôn.

- Đối tượng: Chế độ tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận.

- Hình thức: Lập bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Khi sửa đổi, bổ sung cũng phải áp dụng quy định này.

- Thời điểm có hiệu lực: Được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

- Nội dung cơ bản của thỏa thuận: Phân định tài sản chung, tài sản riêng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng với tài sản chung, tài sản riêng, giao dịch liên quan… điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; nội dung khác…

- Vô hiệu: Không tuân thủ điều kiện hình thức của giao dịch; Nội dung vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên gia đình…

Thỏa thuận tài sản trước khi cưới: Thiệt hay lợi?
Thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng: Thiệt hay lợi? (Ảnh minh họa)

Lợi và hại khi lập thỏa thuận tài sản trước khi cưới

Để xét thiệt và lợi của thỏa thuận chế độ tài sản vợ, chồng trước khi cưới, cần phải xem xét ưu điểm và nhược điểm của thỏa thuận này. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

- Tài sản chung sau khi đăng ký kết hôn, tài sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân sẽ được phân chia rõ ràng, cụ thể.

- Vì có sự rạch ròi về tài sản vợ, chồng nên trong quá trình chung sống với nhau sẽ hạn chế mâu thuẫn khi quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng. Đồng thời, vợ, chồng cũng tự do, chủ động trong việc sử dụng tài sản của mình.

- Khi ly hôn, nguyên tắc nêu tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình là ưu tiên giải quyết tài sản chung vợ, chồng theo thỏa thuận của các bên. Do đó, khi đã có thỏa thuận tài sản trước khi cưới sẽ tránh mất thời gian cũng như tranh chấp khi phân chia tài sản vợ, chồng khi ly hôn.

Nhược điểm

- Nếu văn bản này vi phạm một số điều kiện nêu tại Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình thì có thể bị tuyên vô hiệu như vi phạm điều kiện về hình thức (lập bằng văn bản, có thể công chứng, chứng thực), nội dung vi phạm pháp luật hoặc ảnh hưởng quyền và lợi ích của các thành viên khác…

- Việc thỏa thuận tài sản vợ, chồng trước khi cưới có thể ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, vợ, chồng hoặc quan hệ với các thành viên khác trong gia đình…

Như vậy, có thể thấy, văn bản thỏa thuận tài sản trước khi cưới có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Mỗi cặp, vợ chồng nên dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn có lập văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng hay không.

Nếu còn thắc mắc về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Cách chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng đơn giản nhất

>> Chia tài sản khi ly hôn: Cần biết gì để không bị thiệt?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chung sống với 2 vợ trước 1960, hôn nhân có hợp pháp không?

Chung sống với 2 vợ trước 1960, hôn nhân có hợp pháp không?

Chung sống với 2 vợ trước 1960, hôn nhân có hợp pháp không?

Hiện nay, pháp luật tôn trọng quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nếu trước năm 1960, cụ thể là thời điểm 13/01/1960 - thời điểm Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên được ban hành và áp dụng thì nếu chung sống với hai vợ, quan hệ hôn nhân có được công nhận không?