Mua bán xe “biển xanh” thanh lý được quy định thế nào?

Thời gian qua, vấn đề “xe biển số xanh” được rao thanh lý trên thị trường diễn ra khá phổ biến. Vậy câu hỏi đặt ra là, việc thanh lý tài sản công có đúng quy định của pháp luật không?


Có được mua bán, thanh lý xe công, xe biển số xanh không?

Điều 7 Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 nêu rõ, các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công gồm:

- Giao quyền sử dụng tài sản công.

- Cấp quyền khai thác tài sản công.

- Cho thuê tài sản công.

- Chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công.

- Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết.

- Sử dụng tài sản công để thanh toán các nghĩa vụ của Nhà nước.

- Bán, thanh lý tài sản công.

- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo khoản 6 Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe có biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M là xe của cơ quan của Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội, đơn vị sự nghiệp công lập…

Riêng biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng có ký hiệu “CD” cấp cho xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh.

Do đó, xe biển xanh là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Bên cạnh đó, các trường hợp được bán tài sản công tại cơ quan Nhà nước được nêu cụ thể tại Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công gồm:

- Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán: Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn…

- Cơ quan Nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;

- Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;

- Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán trong các trường hợp: Tài sản công hết hạn sử dụng; Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả…

Từ các quy định trên có thể thấy, tài sản công hoàn toàn được thanh lý, mua bán nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Quy định về việc thanh lý tài sản công thế nào?

Quy định về việc thanh lý tài sản công thế nào? (Ảnh minh họa)


Mua xe ô tô công có được giữ nguyên biển số xanh không?

Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công nêu rõ:

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân…

Như vậy, sau khi thanh lý, tài sản công sẽ trở thành tài sản của cá nhân, tổ chức… không còn là tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý.

Theo đó, khi xe ô tô công được thanh lý thì sẽ chuyển sang nền màu trắng, chữ và số màu đen, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z.

Đồng thời, khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020 của Bộ Công an quy định:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Căn cứ các quy định này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thanh lý xe ô tô công thì người mua phải đến cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục cấp đăng ký, biển số mới mà không còn được sử dụng “biển xanh”.

Ngoài ra, theo Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, khi cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua tài sản thì bị phạt:

- Xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô: Cá nhân bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng; tổ chức bị phạt tiền từ 800.000 - 1,2 triệu đồng (điểm a khoản 4);

- Xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng với cá nhân; từ 04 - 08 triệu đồng với tổ chức (điểm l khoản 7).

Nói tóm lại: Việc thanh lý tài sản công là hoàn toàn hợp pháp nếu thuộc các trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, người mua phải làm thủ tục sang tên, đổi chủ trong thời gian 30 ngày kể từ ngày mua. Nếu không thực hiện, những người này có thể bị phạt tiền đến 08 triệu đồng.

Quý khách hàng còn thắc mắc có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Thủ tục sang tên ô tô cũ cùng tỉnh và khác tỉnh năm 2021

>> Xem thêm các chính sách mới về giao thông tại đây

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hàng xóm xây tường rào chắn cửa: Kiện được không?

Hàng xóm xây tường rào chắn cửa: Kiện được không?

Hàng xóm xây tường rào chắn cửa: Kiện được không?

Những ngày qua, sự việc một gia đình xây dựng tường rào, chắn ngang nhà hàng xóm vì nghi bị nói xấu trên mạng đã trở thành đề tài nóng được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, phần lớn mọi người đều thắc mắc: Việc xây tường rào trên đất nhà mình nhưng chặn cửa nhà người khác thì ai đúng ai sai?