Thẩm quyền xác định dân tộc cho người dưới 14 tuổi thuộc về ai?

Khi khai sinh cho người dưới 14 tuổi, dân tộc của người này được xác định thế nào? Thẩm quyền xác định dân tộc cho người dưới 14 tuổi sẽ thuộc về ai? Cùng theo dõi câu trả lời chi tiết tại bài viết dưới đây.

Thẩm quyền xác định dân tộc cho người dưới 14 tuổi

Thông tin về dân tộc của cá nhân là một trong những thông tin bắt buộc phải có khi đăng ký khai sinh bên cạnh nội dung về họ, chữ đệm và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, quốc tịch.

Do đó, thẩm quyền xác định dân tộc cho người dưới 14 tuổi cũng đồng nghĩa với thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh cho người dưới 14. Theo đó, việc đăng ký khai sinh cho người dưới 14 tuổi thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Điều 7 Luật Hộ tịch.

Đồng thời, theo Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014, cha hoặc mẹ hoặc ông/bà/người thân thích khác/cá nhân tổ chức nuôi dưỡng trẻ (nếu cha mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con) có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.

Ngoài ra, khi việc đăng ký khai sinh cho người dưới 14 tuổi có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền xác định dân tộc cho người dưới 14 tuổi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Trong đó, khai sinh có yếu tố nước ngoài gồm các trường hợp:

- Cha hoặc mẹ là người nước ngoài hoặc không có quốc tịch còn người còn lại là người Việt Nam.

- Cha mẹ là công dân Việt Nam nhưng có một người cư trú trong nước còn một người định cư ở nước ngoài.

- Cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Cha mẹ đều là người nước ngoài hoặc không có quốc tịch.

- Trẻ em sinh ra tại Việt Nam nhưng cha mẹ là người nước ngoài.

Ai có thẩm quyền xác định dân tộc cho người dưới 14 tuổi? (Ảnh minh hoạ)

Cách xác định dân tộc cho người dưới 14 tuổi

Việc xác định dân tộc của con dưới 14 tuổi được thực hiệ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

- Được xác định dân tộc theo dân tộc của cha mẹ đẻ (nếu cha mẹ đẻ có cùng dân tộc).

- Cha mẹ đẻ mà khác dân tộc thì việc xác định dân tộc của con sẽ thực hiện như sau:

  • Xác định dân tộc của con theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ căn cứ vào thoả thuận của cha đẻ mẹ đẻ.
  • Nếu cha mẹ không có thoả thuận thì xác định dân tộc của con theo tập quán.
  • Tập quán của dân tộc cha hoặc dân tộc mẹ khác nhau thì xác định dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

- Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và được nhận con nuôi thì xác định dân tộc của con theo dân tộc của cha hoặc mẹ nuôi (nếu cha mẹ nuôi có thoả thuận) hoặc của người nuôi nếu chỉ có cha nuôi hoặc chỉ có mẹ nuôi.

- Trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì xác định dân tộc của con theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ đó vào thời điểm đi thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ.

Lưu ý: Việc xác định dân tộc cho người dưới 14 tuổi được người đi khai sinh (cha hoặc mẹ hoặc ông bà hoặc người thân khác…) thực hiện việc kê khai ngay trong tờ khai đăng ký khai sinh cùng với các thông tin khác ban hành kèm phụ lục theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.

Cụ thể tờ khai như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Kính gửi: (1)........................................................................

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: .......................................

Nơi cư trú: (2)........................................................................

Giấy tờ tùy thân: (3).............................................................

Quan hệ với người được khai sinh: .....................................

Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:.....................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: .......................ghi bằng chữ: ................

Giới tính:....................... Dân tộc:.................Quốc tịch: .............

Nơi sinh: (4).................................................................................

Quê quán: .................................................................................

Họ, chữ đệm, tên người mẹ: .......................................................

Năm sinh: (5)...................................Dân tộc:...................Quốc tịch: ..

Nơi cư trú: (2) ..............................................................................

Họ, chữ đệm, tên người cha: .......................................................

Năm sinh: (5)..............................Dân tộc:...................Quốc tịch: ...

Nơi cư trú: (2) .................................................................................

Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình.

Làm tại: ………., ngày ...... tháng ...... năm ..........

Đề nghị cấp bản sao(6): Có , Không

Số lượng:…….bản

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

Chú thích:

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai sinh.

(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

 (3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014).

(4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.

Ví dụ:

- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội

- Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

(5) Ghi đầy đủ ngày, tháng sinh của cha, mẹ (nếu có).

(6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng..

Trên đây là giải đáp chi tiết về: Thẩm quyền xác định dân tộc cho người dưới 14 tuổi. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.