Tài sản là gì? Tài sản gồm những gì theo Bộ luật Dân sự?

Tài sản đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì sự sống và phát triển kinh tế vững mạnh trong xã hội. Tài sản luôn là biểu hiện của sự văn minh xã hội. Vậy tài sản là gì? Có bao nhiêu loại tài sản trong Bộ luật Dân sự? Bạn hãy tham khảo bài viết này.

Tìm hiểu khái quát tài sản là gì? 

Tài sản luôn được coi là vấn đề trung tâm trong đời sống xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Trong Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay quy định về tài sản khá rõ ràng. Dưới đây là những kiến thức về tài sản là gì? Tài sản có đặc điểm nào?

Định nghĩa tài sản

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản thì:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Hiểu dưới góc độ xã hội, tài sản là điều kiện vật chất do con người tạo ra và sử dụng nhằm duy trì và phát triển đời sống. Tài sản cũng là các nguồn lực có giá trị kinh tế, do cá nhân hay tổ chức cơ sở kiểm soát, có giá trị tiền tệ và đem lại lợi ích cho tương lai.

Trong doanh nghiệp hay cơ quan, tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của doanh nghiệp hoặc mang lại lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp. Một tài sản dù đó là thiết bị sản xuất hay tự sáng chế đều có thể tạo ra dòng tiền, tiết kiệm chi phí hoặc tăng doanh số bán hàng.

Tài sản là do con người tạo ra và sử dụng

Tài sản là do con người tạo ra và sử dụng (Ảnh minh hoạ)

Đặc điểm của tài sản

Tài sản là những đối tượng, vật chất mà con người có thể sở hữu. Nếu tài sản là những vật mà con người có thể nắm giữ, sở hữu qua các giác quan tiếp xúc thì được gọi là vật hữu hình. Nếu tài sản là vật vô hình thì con người phải dùng các biện pháp để quản lý và kiểm soát.

Tài sản phải đem lại cho con người những lợi ích nhất định, có giá trị và trị giá được thành tiền. Chúng ta cần có sự phân biệt hai yếu tố giá trị và trị giá được thành tiền của tài sản. Tài sản có giá trị là tài sản mang ý nghĩa về mặt tinh thần hay có giá trị sử dụng cụ thể nào đó với từng chủ thể khác nhau.

Không phải mọi tài sản có giá trị thì đều trị giá được thành tiền. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu chủ thể xâm hại đến tài sản có giá trị thì chủ sở hữu vẫn có quyền kiện đòi bồi thường, Tòa án phải thụ lý để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu.

Việc xác định mức bồi thường thì cần phải định giá cho tài sản không có trị giá được thành tiền đó. Việc này là vấn đề thật sự phức tạp cho Tòa án khi tài sản đó không phải là hàng hóa có giá trên thị trường.

Quy định các loại tài sản theo Bộ luật Dân sự

Ở phần tìm hiểu khái quát tài sản là gì, chúng ta nắm được tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản có giá trị và tài sản có trị giá được thành tiền. Ở phần này, bạn sẽ hiểu rõ hơn các loại tài sản trong Bộ luật Dân sự tại điều 105:

Tài sản là vật

Vật là một bộ phận trong thế giới vật chất và tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của bản thân.

Xét theo mặt pháp lý, vật chỉ được công nhận là khi trở thành đối tượng của quan hệ pháp luật. Nghĩa là, vật đó con người kiểm soát được và đáp ứng được nhu cầu lợi ích của con người.

Tuy nhiên, không phải vật nào tồn tại khách quan trong thế giới vật chất đều có thể có quan hệ pháp luật. Vật trong dân sự phải có những điều kiện:

  • Vật phải là bộ phận trong thế giới vật chất.
  • Con người sở hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể.
  • Vật đó có thể đang tồn tại hoặc sẽ tạo thành trong tương lai.

Căn cứ vào mối liên hệ, phụ thuộc về công dụng của vật với nhau, vật được phân loại thành hai nhóm:

  • Vật chính là vật độc lập có thể khai thác theo tính năng (máy móc, các loại sản phẩm điện tử…).
  • Vật phụ là một thành phần để phục vụ trực tiếp cho vật chính trong việc khai thác công dụng của vật chính, nhưng có thể tách rời khỏi vật chính (thiết bị dùng để điều khiển máy móc, điều khiển sản phẩm điện tử…).

Ngoài ra, khi chia vật thành những vật nhỏ, Bộ luật Dân sự dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của vật để phân chia thành hai loại:

  • Những vật khi bị phân chia mà tính chất và tính năng sử dụng ban đầu vẫn được giữ nguyên là vật chia được.
  • Những vật khi bị phân chia mà tính chất và tính năng sử dụng ban đầu bị thay đổi là vật không chia được.

Căn cứ vào đặc tính, giá trị của tài sản sau khi sử dụng, vật được chia thành hai loại: Vật không tiêu hao và vật tiêu hao.

Căn cứ vào các dấu hiệu phân biệt của vật, vật được phân loại thành vật cùng loại và vật đặc định.

Vật còn được chia ra làm vật không đồng bộ và vật đồng bộ.
Tài sản là điều kiện vật chất mà con người có thể sở hữu

Tài sản là điều kiện vật chất mà con người có thể sở hữu (Ảnh minh hoạ)

Tài sản là tiền

Theo kinh tế chính trị học, tiền là vật ngang giá chung và được sử dụng làm phương tiện đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền khi đang có giá trị được lưu thông trên thực tế.

Tiền là phương tiện dùng làm chuẩn mực để so sánh giá trị hàng hóa, dịch vụ với nhau và có chức năng thanh toán, trao đổi, dự trữ. Về mặt pháp lý, tiền có thể hiểu là ngoại tệ hay nội tệ. Tiền trở thành tài sản thì phải có những đặc tính sau:

  • Giá trị của tiền được xác định thông qua mệnh giá;
  • Tiền dùng làm phương tiện thanh toán, trao đổi hàng hóa;
  • Tiền dùng làm phương tiện tính toán giá trị;
  • Tiền dùng làm phương tiện tích lũy giá trị;
Tiền là phương tiện dùng làm đo giá trị của các loại tài sản

Tiền là phương tiện dùng làm đo giá trị của các loại tài sản (Ảnh minh hoạ)

Tài sản là giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là loại giấy tờ trị giá bằng tiền và là loại tài sản phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay. Giấy tờ có giá bao gồm nhiều dạng như séc, trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, công trái…

Giấy tờ có giá có tính thời hạn, có thể đưa ra yêu cầu, tính rủi ro. Một tờ giấy có giá cần phải thể hiện những nội dung sau:

  • Trên giấy tờ có giá phải xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định;
  • Trên giấy tờ có giá thể hiện được trị giá được thành tiền;
  • Trong các giao dịch dân sự như mua bán, cầm cố, chiết khấu, thế chấp đều có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác.

Ngoài ra, các loại giấy tờ dùng để xác thực quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký các loại xe,… không phải là giấy tờ có giá. Những loại giấy tờ này chỉ được là vật thuộc sở hữu của người đứng tên giấy tờ đó.

Giấy tờ có giá là loại giấy tờ trị giá bằng tiền

Giấy tờ có giá là loại giấy tờ trị giá bằng tiền (Ảnh minh hoạ)

Tài sản là quyền tài sản

Theo định nghĩa tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.

Quyền là một khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà cá nhân, tổ chức được phép làm mà không ai được ngăn cản, và được pháp luật ghi nhận, bảo vệ.

Quyền tài sản là quyền của chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện mọi tác động đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Theo định nghĩa này, quyền sở hữu cũng là một loại tài sản.

Quyền sở hữu tài sản và quyền đối với tài sản là gì?

Qua hai phần trên, bạn đã hiểu được tài sản là gì, các loại tài sản trong Bộ luật Dân sự. Để sử dụng tài sản theo quy định mà không bị vi phạm thì bạn hãy đọc tiếp quyền sở hữu tài sản và quyền đối với tài sản dưới đây:

Quyền sở hữu tài sản

Quyền sở hữu tài sản là quyền của chủ thể được pháp luật bảo vệ đối với những tài sản mà pháp luật ghi nhận quyền sở hữu. Quyền sở hữu tài sản là hệ thống quy phạm pháp luật dùng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chiếm hữu, định đoạt tài sản. Quyền sở hữu gồm có:

  • Quyền về quyền chiếm hữu.
  • Quyền về quyền sử dụng
  • Quyền về quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Quyền đối với tài sản

Quyền đối với tài sản là quyền mà chủ thể trực tiếp sở hữu, điều khiển tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, gồm có: Quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.

Quyền đối với tài sản là chủ thể phải có hai điều kiện: trị giá được tính bằng tiền và có khả năng chuyển giao cho chủ thể khác trong giao dịch dân sự.

Những quyền tài sản đối với vật được chuyển giao trong giao dịch dân sự: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền có trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ.

Các quyền tài sản gắn với nhân thì không được chuyển giao trong giao dịch dân sự như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.

Quyền đối với tài sản là quyền mà chủ thể trực tiếp sở hữu

Quyền đối với tài sản là quyền mà chủ thể trực tiếp sở hữu (Ảnh minh hoạ)

Kết luận

Tài sản là một phần rất quan trọng trong đời sống và kinh tế của mỗi người.  Vì vậy, bài viết này đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tài sản là gì, quy định các loại tài sản và quyền sở hữu tài sản, quyền đối với tài sản.

Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý tài sản hiệu quả để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững trong cuộc sống.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?