Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào?

Một người bị tuyên bố là đã chết sẽ phát sinh hậu quả pháp lý gì về nhân thân và tài sản? Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể về việc xử lý tài sản của đối tượng này.

Người bị tuyên bố đã chết trong trường hợp nào?

Theo Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015, một người bị Toà án ra quyết định tuyên bố là đã chết nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Do người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Toà án.

2. Thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã có quyết định có hiệu lực về việc tuyên bố mất tích của Toà, sau 03 năm vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.

- Biệt tích trong chiến tranh mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống sau 05 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc.

- Bị tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai; kể từ ngày bị tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt mà không có tin tức xác thực là còn sống dù đã sau 02 năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Biệt tích 05 năm liền trở lên, không có thông tin là còn sống hay không. Trong đó, thời gian tính là biệt tích được tính như sau:

+ Là từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó.

+ Nếu không xác định được ngày này thì thời hạn xác định biệt tích được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin cuối cùng.

+ Nếu cả hai trường hợp nêu trên vẫn không xác định được thì thời hạn biệt tích được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Căn cứ vào từng trường hợp nêu trên, Toà án sẽ xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Sau khi đã có quyết định có hiệu lực của pháp luật, Toà án sẽ gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị tuyên bố là đã chết cư trú để ghi chú hộ tịch.

Như vậy, có hai điều kiện cần đáp ứng để một người bị Toà án tuyên bố là đã chết.

Xem thêm: Ai có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố một người đã chết?

tai san cua nguoi bi tuyen bo la da chet


Xử lý tài sản của người bị tuyên bố đã chết thế nào?

Điều 72 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định, khi một người đã bị Toà án tuyên bố là đã chết và quyết định này có hiệu lực thì quan hệ hôn nhân, nhân thân cũng như tài sản của người này sẽ được giải quyết như đối với người đã chết.

Đặc biệt, khoản 2 Điều này nêu rõ:

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo đó, tài sản của người đã bị Toà án tuyên bố là đã chết sẽ được xử lý thế này:

- Chia thừa kế theo di chúc: Nếu trước khi mất tích, người này có để lại di chúc để phân định tài sản của mình thì những người có tên trong di chúc có thể được phân chia di sản theo di chúc.

- Chia thừa kế theo pháp luật: Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp... thì người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết có thể chia di sản theo pháp luật. Khi đó, những người ở cùng hàng thừa kế sẽ được chia phần di sản bằng nhau.

Như vậy, có thể thấy, tài sản của người bị Toà án tuyên bố đã chết sẽ được chia như khi người này đã chết, có thể chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký khai tử chi tiết nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Bố/mẹ chết, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất?

Bố/mẹ chết, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất?

Bố/mẹ chết, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất?

Nhà đất là di sản thừa kế rất phổ biến và có giá trị lớn. Tuy nhiên, do nhiều người không hiểu quy định của pháp luật dẫn đến tranh chấp về thừa kế, mà chủ yếu là anh em, họ hàng. Vậy, khi bố/mẹ chết, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất không?