Tái hôn là gì? Thủ tục tái hôn thực hiện thế nào?

Hiện nay, rất nhiều người nhầm lẫn giữa tái hôn và đăng ký lại việc kết hôn. Vậy theo quy định hiện hành, tái hôn được hiểu là thế nào? Nam, nữ tái hôn thì phải thực hiện theo thủ tục nào?


Tái hôn là gì?

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không quy định về định nghĩa tái hôn là gì cũng như không đề cập đến cụm từ tái hôn. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc tái hôn của vợ chồng được đề cập đến như sau:

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên, theo từ điển Việt Nam, "tái" nghĩa là quay lại, làm lại, trở về. Do đó, có thể hiểu, tái hôn là việc vợ chồng sau khi đã hoàn tất thủ tục ly hôn nhưng "gương vỡ lại lành" và thực hiện đăng ký kết hôn để tiếp tục trở thành vợ chồng hợp pháp.

Trong khi đó, theo Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, vợ chồng có đăng ký hợp pháp trước ngày 01/01/2016 nhưng đã làm mất giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ tịch cũng như bản chính giấy kết hôn thì phải thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn.

Như vậy, tái hôn là việc vợ chồng đã ly hôn nhưng thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lại với nhau. Đây là sự kiện pháp lý hoàn toàn khác với việc đăng ký lại việc kết hôn.

tai hon la gi


Tái hôn với chồng cũ, vợ cũ theo thủ tục nào?

Theo khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu trên, khi vợ chồng tái hôn thì phải thực hiện đăng ký kết hôn. Do đó, nếu vợ chồng đã ly hôn muốn đăng ký kết hôn lại thì phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện theo thủ tục đăng ký kết hôn như sau:

Điều kiện kết hôn

- Nam nữ phải đủ tuổi theo quy định: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Nam, nữ đều tự nguyện kết hôn mà không bị ép buộc, lừa dối.

- Cả nam và nữ đều không bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo, cưỡng ép hoặc lừa dối hoặc cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn...

(căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Hồ sơ kết hôn

Do tái hôn là thủ tục khi trước đây hai vợ chồng đã từng đăng ký kết hôn và sau đó ly hôn nên căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014, hồ sơ đăng ký kết hôn lại gồm:

- Tờ khai đăng ký kết hôn (có mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP).

- Giấy tờ tuỳ thân của hai người nam, nữ: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn hạn, sổ hộ khẩu...

- Bản án hoặc quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ghi rõ trước đây đã ly hôn, nay xin giấy xác nhận độc thân để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người khác.

Nếu việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cần phải có giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, có đủ khả năng làm chủ hành vi của mình... theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Địa điểm nộp hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014, nam nữ khi muốn tái hôn sẽ đến cơ quan sau đây để thực hiện việc đăng ký kết hôn:

- Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của một trong hai bên nam, nữ.

- UBND cấp huyện khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, hai công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với người Việt Nam định cư ở nước ngoài...

Thời gian giải quyết

Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ làm đăng ký kết hôn hợp lệ, cán bộ tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch và cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

Đồng thời, hai người này cùng ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn. Ngay khi hoàn thành xong những công việc này, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được trao cho hai bên nam, nữ.

Nếu các điều kiện về đăng ký kết hôn cần phải xác nhận thêm thì thời hạn cấp giấy đăng ký kết hôn có thể kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Lệ phí

Theo Điều 2 Thông tư 85 năm 2019, lệ phí đăng ký kết hôn của nam, nữ sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam thực hiện trong nước thì sẽ được miễn lệ phí theo Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014.

Trên đây là giải đáp về việc tái hôn là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Thủ tục đăng ký kết hôn: Hồ sơ, trình tự thế nào?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?