Sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn có phạm luật?

Hiện nay, việc chỉ sống chung mà không đăng ký kết hôn dường như đang trở thành trào lưu trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Vậy việc sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có phạm luật không?


Sống chung không kết hôn sẽ không có giá trị pháp lý?

Theo quy định tại khoản b Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, được coi là nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (viết tắt là Luật HN&GĐ):

Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết

Theo đó, căn cứ quy định của pháp luật, việc xác định giá trị pháp lý khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo 03 thời điểm như sau:

1/ Nam nữ chung sống như vợ chồng không kết hôn trước ngày 03/01/1987: Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, quan hệ hôn nhân của trường hợp này được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Khi đó, nam nữ được khuyến khích và tạo điều kiện đăng ký kết hôn.

2/ Nam và nữ chung sống như vợ chồng không kết hôn từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001

Nam nữ sống chung với nhau trong trường hợp này mà đủ điều kiện kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng thì họ phải có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 đến hết ngày 01/01/2003 (theo điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội).

Sau ngày 01/01/2003 nếu nam nữ chưa đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng.

3/ Nam và nữ chung sống như vợ chồng không kết hôn sau ngày 01/01/2003:

Trong thời gian này, bắt buộc nam, nữ phải đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 và Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2014).

Hiện nay, quan hệ hôn nhân của nam nữ chỉ được pháp luật công nhận khi đáp ứng điều kiện về đăng ký kết hôn và bắt buộc phải thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền tuân theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 về:

- Điều kiện đăng ký kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; do nam nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn… theo Điều 8 Luật HN&GĐ.

- Thủ tục đăng ký kết hôn: Hai bên nam nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng điều kiện nêu trên, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Xem thêm

Sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn
Sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn có phạm luật? (Ảnh minh họa)

Bị phạt nặng nếu sống chung như vợ chồng mà không kết hôn

Việc đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014).

Theo đó, tại Điều 48 Nghị định 110 năm 2013 sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Nghị định 67 năm 2015, sẽ phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng với các hành vi sau đây:

- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

- Chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

- Chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Tuy nhiên, từ 01/9/2020 khi Nghị định số 82/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thì mức phạt các hành vi này đã tăng lên từ 03 - 05 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82).

Riêng việc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Trên đây là quy định về việc sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn theo quy định hiện hành. Để theo dõi thêm thủ tục đăng ký kết hôn, độc giả đọc tại đây:

>> Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất: Những điều cần biết

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.