Sổ tiết kiệm chỉ đứng tên 1 người là tài sản chung hay riêng vợ chồng?

Nhiều người quan niệm, tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân mặc nhiên là tài sản chung vợ, chồng. Tuy nhiên, nếu sổ tiết kiệm chỉ đứng tên 1 người có phải tài sản chung của vợ, chồng không?


Sổ tiết kiệm chỉ đứng tên 1 người là tài sản riêng vợ, chồng?

Để xác định sổ tiết kiệm của vợ, chồng là tài sản chung hay tài sản riêng cần căn cứ vào nguồn gốc hình thành của sổ tiết kiệm đó.

- Tài sản chung: Tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân gồm thu nhập từ lao động, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức, thu nhập hợp pháp khác, thừa kế chung, tặng cho chung, tài sản vợ chồng thoả thuận là tài sản chung (căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

- Tài sản riêng: Tài sản có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, được chia từ tài sản chung... (căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Theo quy định trên, để xác định sổ tiết kiệm là tài sản chung hay tài sản riêng cần xác định các yếu tố sau đây:

- Thời điểm hình thành tài sản: Trong thời kỳ hôn nhân hay trước khi hai vợ chồng kết hôn.

- Quyền sở hữu: Thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay là tài sản thuộc sở hữu của một mình chồng hoặc vợ.

- Nguồn gốc hình thành: Được tặng cho riêng, thừa kế riêng (tài sản riêng) hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung (tài sản chung).

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi hoặc nhiều người gửi tại ngân hàng.

Do đó, để xác định sổ tiết kiệm là tài sản chung hay tài sản riêng cần xác định số tiền gửi tiết kiệm là tài sản chung hay tài sản riêng căn cứ vào các đặc điểm như trên.

Bởi sổ tiết kiệm là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tiền gửi (động sản) nên thực tế rất khó xác định số tiền này là tài sản chung hay tài sản riêng trừ trường hợp có chứng cứ cụ thể như:

- Có hợp đồng tặng cho, văn bản thừa kế thể hiện rõ tặng cho, thừa kế chung hay riêng cho vợ, chồng.

- Thời điểm hình thành số tiền trong sổ tiết kiệm là trước hay sao khi kết hôn, có thoả thuận nhập tài sản chung hay phân chia tài sản chung vợ chồng không...

Đồng thời, khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, không thể khẳng định sổ tiết kiệm chỉ đứng tên một người là tài sản riêng của vợ chồng được mà còn phải dựa vào các yếu tố (thời điểm hình thành, nguồn gốc hình thành...).

so tiet kiem chi dung ten 1 nguoi


Vợ, chồng có được rút tiền trong sổ tiết kiệm chỉ có tên 1 người?

Để xác định chồng có được rút tiền từ sổ tiết kiệm mang tên vợ không thì cần xem xét sổ tiết kiệm này là tài sản chung hay hay tài sản riêng theo phân tích ở trên. Với từng loại tài sản sẽ có giải quyết vấn đề chồng có được rút tiền từ sổ tiết kiệm đứng tên mình vợ riêng. Cụ thể:

- Nếu sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ thì người chồng chỉ được rút tiền nếu được vợ uỷ quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm hoặc được rút tiền theo hình thức thừa kế (vợ đã chết, để lại di chúc hoặc không để lại di chúc mà số tiền trong sổ tiết kiệm sẽ được chia theo pháp luật).

- Sổ tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng nhưng chỉ đứng tên vợ thì người chồng muốn rút phải chứng minh được đây là tài sản chung.

Tuy nhiên, dù chứng minh được thì người chồng cũng chỉ được rút số tiền tương ứng với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng. Nếu muốn rút cả thì cũng phải được người vợ uỷ quyền hoặc cả hai vợ chồng cùng đến ngân hàng để làm thủ tục.

Xem thêm...

Trên đây là quy định về việc sổ tiết kiệm chỉ đứng tên 1 người là tài sản riêng của vợ, chồng? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Đem tiền đi gửi tiết kiệm: Cần rõ 5 điều sau tránh bị thiệt

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục