Rút đơn khởi kiện có mất án phí không?

Sau khi nộp đơn khởi kiện và nộp tiền tạm ứng án phí, tiền án phí, nhiều người muốn thay đổi hoặc thậm chí là rút đơn khởi kiện. Vậy trong trường hợp này, khi đã rút đơn khởi kiện, tiền án phí trước đó đã nộp có lấy lại được không?


Ai có quyền rút đơn khởi kiện?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, cá nhân có quyền gửi đơn khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Khi có yêu cầu, người khởi kiẹn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho Toà án nhân dân có thẩm quyền.

Trong đó, người gửi đơn khởi kiện phải đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự gồm:

- Có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự: Tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và trong đơn, mục tên, địa chỉ cư trú người khởi kiện phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người khởi kiện. Người này cũng phải ký tên hoặc điểm chỉ vào phần cuối của đơn khởi kiện.

- Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người đại diện tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện.

Như vậy, có thể thấy, đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp. Do đó, nếu rút đơn khởi kiện thì cũng là người khởi kiện rút đơn.


Rút đơn khởi kiện có mất án phí không?

Tuỳ vào thời điểm rút đơn khởi kiện, vụ án sẽ được giải quyết khác nhau. Cụ thể:

- Khi tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện: Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện theo điểm g khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Trong trường hợp này, do chưa phải thời điểm các bên phải nộp tạm ứng án phí (tạm ứng án phí được nộp khi Thẩm phán thụ lý vụ án - căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) nên nguyên đơn rút đơn trong trường hợp này không mất án phí.

- Khi đang giải quyết vụ án dân sự: Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện, nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt (căn cứ khoản 4 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Trong trường hợp này, căn cứ khoản 2 Điều 215 Bộ luật Tố tụng dân sự, do vụ án bị đình chỉ giải quyết nên tiền tạm ứng trước đó sẽ được gửi tại Kho bạc Nhà nước và được xử lý khi Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.

- Khi đưa vụ án ra xét xử: Khi khai mạc phiên toà, nếu nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện và được Hội đồng xét xử chấp nhận do đương sự rút yêu cầu một cách tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút (khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Trong trường hợp này, theo khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH, tiền tạm ứng án phí sẽ được trả lại cho người đã nộp, các đương sự không phải nộp án phí dân sự.

- Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm: Phải hỏi ý kiến của bị đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015):

+ Bị đơn không đồng ý: Nguyên đơn không được chấp nhận rút đơn khởi kiện.

+ Bị đơn đồng ý: Huỷ bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.

Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Toà án sơ thẩm. Đồng thời, các đương sự cũng phải chịu ½ án phí phúc thẩm.

Như vậy, có thể thấy, trong vụ án dân sự sơ thẩm, người khởi kiện có thể rút đơn khởi kiện và sẽ không bị mất án phí trong các giai đoạn của vụ án. Tuy nhiên, nếu rút đơn khởi kiện khi xét xử phúc thẩm thì đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Rút đơn khởi kiện có mất án phí không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.