Quy định đặt tên con có bao nhiêu ký tự?
Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một số hạn chế trong việc đặt tên cho cá nhân: Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; không phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; tên được đặt bằng số hoặc bằng một ký tự mà không phải chữ.
Do đó, có thể thấy, quy định đặt tên con có bao nhiêu ký tự không được đề cập đến trong BLDS hiện hành mà trước đây, tại dự thảo Bộ luật Dân sự từng có đề xuất giới hạn đặt tên cá nhân trong 25 ký tự. Tuy nhiên, sau đó, đề xuất này không được thông qua và xuất hiện trong BLDS hiện hành.
Đồng thời, tại các văn bản hướng dẫn về đăng ký hộ tịch, trong đó có Thông tư 04/2020/TT-BTP có đề cập đến độ dài của tên cá nhân. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 6 Thông tư 04 có yêu cầu khi đặt tên cho con và thực hiện khai sinh thì tên không được đặt quá dài, khó sử dụng.
Dù có quy định như thế nhưng Bộ Tư pháp không có hướng dẫn cụ thể về việc “bao nhiêu ký tự được coi là tên dài, không được phép đặt”.
Do đó, có thể khẳng định, hiện nay, BLDS cũng như các văn bản liên quan đến hộ tịch đều không quy định đặt tên con có bao nhiêu ký tự và cũng không có hướng dẫn tên thế nào là quá dài, không được phép đặt. Chính điều đó đã khiến thực tế có nhiều trường hợp “dở khóc dở cười”.
Ví dụ như: Khi tên một người quá dài, khi thể hiện thông tin về họ tên trên phôi giấy tờ của Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy phép lái xe, thẻ ATM… sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi đó, các giấy tờ này sẽ phải viết tắt cả họ, tên đệm… của cá nhân.
Lúc này, việc sử dụng các giấy tờ này sẽ gặp khá nhiều khó khăn do dễ xảy ra nhiều sự nhầm lẫn trong họ tên của cá nhân.
Cần lưu ý gì khi đặt tên cho con?
Mặc dù không có quy định đặt tên con có bao nhiêu ký tự, tuy nhiên, khi đặt tên con vẫn phải lưu ý chấp hành một số quy định tại BLDS và Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
- Tên của cá nhân được xác định theo tên trong giấy khai sinh của người đó.
- Hạn chế đặt tên trong một số trường hợp sau đây:
- Tên của cá nhân xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Hiện Bộ luật Dân sự cũng đưa ra quy định nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cho trường hợp này.
- Tên của cá nhân không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Trong đó, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nêu tại Điều 3 Bộ luật Dân sự gồm: Bình đẳng, không được phân biệt đối xử; tự do, tự nguyện thỏa thuận; không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội…
- Tên của công dân Việt Nam không được đặt bằng tiếng Việt hoặc bất cứ một thứ tiếng của dân tộc khác của Việt Nam. Ví dụ, là công dân Việt Nam nhưng cá nhân lại được đặt tên khai sinh là Annabella, Irene, Helen… Thay vào đó, có thể đặt tên theo phiên âm tiếng Anh như Ly Na…
- Tên khai sinh của cá nhân được đặt bằng một ký tự mà không phải chữ. Ví dụ không được đặt tên con là Nguyễn Văn A hoặc Trịnh Thị #....
- Không đặt tên con quá khó sử dụng hoặc quá dài. Tuy nhiên, thế nào là tên quá dài hoặc tên thế nào là khó sử dụng thì hiện chưa được hướng dẫn cụ thể.
- Đặt tên cho con phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam. Tương tự như lưu ý đặt tên ở trên, hiện Bộ Tư pháp đưa ra yêu cầu này tuy nhiên chưa có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn chi tiết các yếu tố được xác định để đặt tên con như trên là gì.
Nói tóm lại, hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định đặt tên con có bao nhiêu ký tự cũng như chưa có hướng dẫn chi tiết về các trường hợp không được đặt tên con khi đăng ký khai sinh. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.