Phụ lục hợp đồng là gì? Có bắt buộc phải ký phụ lục không?

Một trong những bộ phận không thể thiếu của hợp đồng là phụ lục hợp đồng. Vậy nên hiểu phụ lục hợp đồng là gì? Khi nào hợp đồng phải bổ sung thêm phụ lục?


Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

Ngoài ra, theo Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2012, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

Như vậy, có thể hiểu, phụ lục hợp đồng là văn bản được ban hành kèm theo và là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng.

Các trường hợp phải ký phụ lục hợp đồng

Cũng tại Điều 403 Bộ luật Dân sự nêu trên, phụ lục được ban hành kèm Hợp đồng khi hợp đồng có một số điều khoản cần được quy định chi tiết hơn.

Trong đó, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Ngược lại, nếu các bên chấp nhận điều khoản trái này thì coi như điều khoản trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Đồng thời, Điều 24 Bộ luật Lao động nêu rõ:

Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Như vậy, có thể thấy, hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục mà chỉ có trong hai trường hợp sau đây:

- Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.  Và nội dung của phụ lục phải không được trái với nội dung của hợp đồng;

- Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng…

Như vậy, chỉ có 02 trường hợp hợp đồng cần phải có phụ lục.

Xem thêm: Nội dung hợp đồng trái với phụ lục thì làm sao?

Phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là gì? Có bắt buộc ký phụ lục không? (Ảnh minh họa)

Phụ lục hợp đồng có thể ký tối đa bao nhiêu lần?

Việc hợp đồng ký kết bao nhiêu phụ lục không được Bộ luật Dân sự quy định cụ thể. Do đó, có thể hiểu, khi các bên đạt được thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hoặc một số điều khoản của hợp đồng cần được quy định chi tiết hơn thì đều có thể lập phụ lục hợp đồng.

Đáng chú ý: Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Riêng các điều khoản trái với nội dung trong hợp đồng sẽ không có hiệu lực trừ khi có thỏa thuận khác.

Riêng với hợp đồng lao động, Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP nêu rõ:

Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết ngoại trừ việc kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và cán bộ công đoàn không chuyên trách.

Như vậy, các loại hợp đồng không giới hạn số lần ký phụ lục hợp đồng ngoại trừ một trường hợp duy nhất là hợp đồng lao động sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động.

>> Mẫu phụ lục hợp đồng mới nhất và hướng dẫn cách lập

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.