Pháp nhân thương mại là gì? khác gì pháp nhân phi thương mại?

Tiếp tục chuỗi bài về pháp nhân nói chung, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về pháp nhân thương mại là gì cùng những tiêu chí dùng để phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.

Pháp nhân thương mại là gì?

Khái niệm pháp nhân thương mại là gì được quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, đây là pháp nhân có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Sau khi đạt được lợi nhuận thì sẽ được chia cho các thành viên.

Trong đó, pháp nhân là tổ chức được thành lập theo quy định có cơ quan điều hành và cơ quan khác, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân đó. Đồng thời, một tổ chức nếu có đủ các điều kiện trên và được nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập thì sẽ được coi là pháp nhân (căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Như vậy, có thể thấy, đặc điểm nổi bật nhất của pháp nhân thương mại là phải có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Loại hình này bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.

Có thể kể đến pháp nhân thương mại là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A. Công ty A đã ký hợp đồng mua hàng hoá từ công ty B để bán ra thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp này, công ty A chính là một ví dụ điển hình của pháp nhân thương mại.

Nên hiểu khái niệm pháp nhân thương mại như thế nào?
Nên hiểu khái niệm pháp nhân thương mại như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Pháp nhân phi thương mại khác pháp nhân thương mại là gì?

Một trong hai loại hình pháp nhân là pháp nhân thương mại. Loại hình còn lại chính là pháp nhân phi thương mại. Đây là loại pháp nhân không đặt ra mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Và cho dù có lợi nhuận thì cũng không phân chia cho các thành viên mà có thể được sử dụn để duy trì bộ máy hoạt động hoặc sử dụng vào các mục đích khác.

Có thể liệt kê một số loại pháp nhân phi thương mại như cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi chính phủ khác.

Có thể lấy ví dụ cụ thể về pháp nhân phi thương mại là quỹ từ thiện A được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố thiên tai cho các đối tượng gặp khó khăn do sự cố thiên tai xảy ra. Mục đích của quỹ từ thiện A là không nhằm vì mục tiêu lợi nhuận.

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 93/2019/NĐ-CP, quỹ từ thiện có tư cách pháp nhân. Đồng thời, quỹ này được quyền vận động quyên góp, tài trợ, tiếp nhận tài sản… nhung không phải vì mục đích sinh ra lợi nhuận và chia cho các thành viên mà để chi trả cho người làm việc cho quỹ từ thiện A và phục vụ các mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố thiên tai của người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Do đây là hai loại hình khác nhau nên chúng ta có thể liệt kê một số đặc điểm nhằm phân biệt hai loại hình này như sau:

Tiêu chí

Pháp nhân thương mại

Pháp nhân phi thương mại

Căn cứ

Điều 75 Bộ luật Dân sự

Điều 76 Bộ luật Dân sự

Định nghĩa

là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên

Bản chất

Vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Mục đích

Phân chia lợi nhuận cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn, thoả thuận…

Không phân chia cho các thành viên

Loại hình

doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác

cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác

Luật áp dụng

ộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan

Bộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan

Trên đây là định nghĩa pháp nhân thương mại là gì cùng những tiêu chí dùng để phân biệt với pháp nhân phi thương mại. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?