Phân biệt khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Nhiều người chỉ thường nghe đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mà không biết rằng để nhận thừa kế còn có một hình thức nữa là khai nhận thừa kế. Dưới đây là chi tiết cách phân biệt khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.


Khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giống nhau ở đâu?

Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người khác cũng như hưởng thừa kế theo pháp luật và di chúc.

Để được hưởng thừa kế, người thừa kế phải thực hiện việc nhận di sản thừa kế thông qua khai nhận hoặc thỏa thuận với các đồng thừa kế khác hoặc nhận thừa kế theo di chúc và chuyển quyền sở hữu di sản từ người chết sang cho mình.

Có thể thấy, khai nhận thừa kế và phân chia di sản thừa kế đều là thủ tục cần thiết để người thừa kế xác lập quyền sở hữu với di sản do người chết để lại.

Bởi vì đều là thủ tục hưởng di sản thừa kế nên đều phải tuân theo các quy định về thừa kế nêu tại Bộ luật Dân sự năm 2015 như:

- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết;

- Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; Nếu không xác định được thì là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản;

- Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã được sinh ra và còn sống sau khi mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người này chết…

Đồng thời, nếu công chứng thì hai thủ tục này đều thực hiện theo quy định tại Luật Công chứng năm 2014. Trong đó, một số điểm giống nhau của hai thủ tục này gồm:

- Về hồ sơ yêu cầu công chứng:

  • Nếu di sản là bất động sản hoặc tài sản phải đăng ký thì trong hồ sơ phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản;
  • Nếu thừa kế theo di chúc thì phải có bản sao di chúc;
  • Nếu thừa kế theo pháp luật thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản…

- Niêm yết việc thụ lý công chứng: Cả hai thủ tục đều phải niêm yết công khai trước khi thực hiện công chứng;

- Xác định thông tin: Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản là người có quyền với di sản và người yêu cầu công chứng là người được hưởng di sản…

Phân biệt khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Phân biệt khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Ảnh minh họa)

Sự khác nhau giữa khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Bên cạnh nhiều điểm giống nhau đã nêu ở trên, về bản chất, hai thủ tục này có những đặc điểm khác nhau cơ bản dưới đây:

STT

Tiêu chí

Thỏa thuận phân chia di sản

Khai nhận di sản

1

Căn cứ pháp lý

Điều 57 Luật Công chứng năm 2014

Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 58 Luật Công chứng năm 2014

2

Đối tượng hưởng

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc

- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;

- Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật

3

Ý chí của người thừa kế

- Thỏa thuận phân chia từng phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng

- Phân chia di sản theo di chúc hợp pháp

Thỏa thuận không phân chia di sản đó

4

Kết quả

Xác định cụ thể phần di sản mỗi người thừa kế được hưởng theo pháp luật hoặc theo di chúc

- Chuyển quyền sở hữu di sản sang cho một người thừa kế

- Những người thừa kế là đồng sở hữu với toàn bộ di sản của người để lại thừa kế

Trên đây là một số điểm nổi bật để phân biệt khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

>> Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhanh và chuẩn nhất

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.