Phân biệt chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính

Trong những năm gần đây, vấn đề chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính đang dần được sự quan tâm của dư luận và người dân hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và phân biệt được chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính khác nhau thế nào?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính đều là hành vi ảnh hưởng đến giới tính của cá nhân và việc điều chỉnh lại giới tính của cá nhân đó.

Đặc biệt, người đã thực hiện chuyển đổi giới tính hoặc xác định lại giới tính có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch, có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại hoặc chuyển đổi theo quy định.

Phân biệt chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính

Phân biệt chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính (Ảnh minh họa)

Ngoài những điểm giống nhau nêu trên, chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính có những điểm khác nhau rõ rệt như sau:

STT

Tiêu chí

Xác định lại giới tính

Chuyển đổi giới tính

1

Căn cứ pháp lý

Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2015

Nghị định 88/2008/NĐ-CP

Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015

2

Bản chất

Giới tính bị khuyết tật bẩm sinh

Giới tính chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính

Giới tính bình thường nhưng có mong muốn, nguyện vọng được chuyển sang giới tính khác

3

Mục đích

Xác định rõ giới tính thật sự của cá nhân

Chuyển đổi sang giới tính mà cá nhân mong muốn

4

Các trường hợp cụ thể

- Nam lưỡng giới giả nữ

- Nữ lưỡng giới giả nam

- Lưỡng giới thật

- Nhiễm sắc thể giới tính có thể giống nữ lưỡng giới giả nam hoặc nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt hóa hoàn toàn và không thể xác định chính xác là nam hay nữ

Chưa có quy định cụ thể

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc xác định lại giới tính đã được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Bộ luật Dân sự và Nghị định 88 năm 2008. Riêng việc chuyển đổi giới tính, Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật

Tuy nhiên, Luật Chuyển đổi giới tính hiện nay mới đang là dự thảo. Do đó, hướng dẫn cụ thể về việc chuyển đổi giới tính hiện đang còn bỏ ngỏ.

Dù vậy, cũng tại Điều 37 Bộ luật Dân sự, người đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch, thậm chí đã có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.

Như vậy, có thể thấy, mặc dù hiện nay ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể hướng dẫn chuyển đổi giới tính nhưng nếu một người đã thực hiện chuyển giới ở nước ngoài thì về Việt Nam hoàn toàn được thay đổi hộ tích cũng như được công nhận quyền nhân thân với giới tính mới đã chuyển đổi.

Khi đó, những thông tin trên thẻ Căn cước công dân phải được cập nhật, thay đổi. Cụ thể, thủ tục sẽ được thực hiện theo thủ tục nêu tại bài viết dưới đây:

>> Người chuyển giới có được thay đổi thông tin trên thẻ Căn cước?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.