Phân biệt cầm đồ và tín dụng đen mới nhất

Nhiều người dân hiện nay đang nhầm lẫn giữa dịch vụ cầm đồ hợp pháp và hoạt động tín dụng đen. Việc phân biệt cầm đồ và tín dụng đen rõ ràng là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro tiềm ẩn. 

Dưới đây là các tiêu chí dùng để phân biệt cầm đồ, tín dụng đen về đặc điểm, quy trình hoạt động và hậu quả pháp lý của cầm đồ và tín dụng đen để giúp độc giả hiểu rõ hơn.

Phân biệt cầm đồ và tín dụng đen về đặc điểm

- Cầm đồ là hoạt động hợp pháp. Trong đó, đặc điểm của cầm đồ gồm:

  • Được quy định trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam và quản lý bởi Cơ quan nhà nước.
  • Hoạt động dưới sự cho phép và giám sát của pháp luật. Theo quy định hiện tại, Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố (Khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
  • Có giấy phép kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
  • Minh bạch về lãi suất, chi phí vay, quy trình cầm cố tài sản.
  • Bảo quản và quản lý tài sản an toàn cho khách hàng.
  • Cung cấp dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Dưới đây là ví dụ cụ thẻ để mình họa cho cầm đồ:
  • Khách hàng đến các cửa hàng cầm đồ uy tín được tư vấn đầy đủ về thủ tục, lãi suất, chi phí vay.
  • Cầm cố tài sản có giá trị, nhận tiền mặt nhanh chóng.
  • Thanh toán đầy đủ, đúng hạn để lấy lại tài sản.

- Tín dụng đen là hoạt động phi pháp, cụ thể:

  • Hoạt động cho vay chui, không phép, không đăng ký kinh doanh, có thể núp bòng các công ty cầm đồ có giấy phép.
  • Lãi suất "cắt cổ", phí khác không rõ ràng, không minh bạch.
  • Sử dụng thủ đoạn đe dọa, khủng bố khi đòi nợ.Gây rủi ro cao cho người vay, dễ bị lừa đảo.
  • Gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

Ví dụ cụ thể về tín dụng đen:

  • Vay tiền qua mạng xã hội, tin nhắn rác, giới thiệu người quen.
  • Bị ép buộc trả lãi suất cao, phí vay khổng lồ.
  • Bị đe dọa, khủng bố khi không trả nợ kịp thời.
  • Mất tài sản, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Phân biệt cầm đồ và tín dụng đen mới nhất (Ảnh minh họa)

Phân biệt cầm đồ và tín dụng đen về hậu quả pháp lý

- Với cầm đồ, hậu quả pháp lý gồm:

  • Hoạt động được pháp luật bảo vệ.
  • Khách hàng được đảm bảo quyền lợi, có thể khởi kiện nếu bị xâm hại.

- Với tín dụng đen, hậu quả pháp lý gồm:

Đây là hoạt động vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hình sự các tội phạm trong Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 như:

  • Vi phạm về hoạt động ngân hàng về tiến hành các hoạt động ngân hàng mà chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép (Điều 206),

  • Tội cho vay lãi nặng nếu cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự (hiện nay là 20%/năm) và có thu lợi bất chính (theo Điều 201),

  • Tội cưỡng đoạt tài sản trong quá trình thu hồi nợ đe dọa, cưỡng đoạt tài sản của người vay (Điều 170) …

Về phía khách hàng thì dễ bị lừa đảo, mất tài sản, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Như vậy, cầm đồ và tín dụng đen là hai loại hình hoàn toàn khác nhau về bản chất, hoạt động và hậu quả pháp lý.

Người dân cần trang bị kiến thức để phân biệt rõ ràng và lựa chọn hình thức vay tiền phù hợp, đảm bảo an toàn cho bản thân. Nên ưu tiên sử dụng dịch vụ cầm đồ tại các cơ sở uy tín, được cấp phép hoạt động đầy đủ để được bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro pháp lý.

Trên đây là phân biệt cầm đồ với tín dụng đen chi tiết nhất.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Khi ly hôn, có rất nhiều quan hệ giữa vợ chồng cần được giải quyết, trong đó có vấn đề về nợ chung. Vậy pháp luật quy định xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Làm sao để không bị chia đôi tài sản khi ly hôn?

Phân chia tài sản là vấn đề quan trọng mà các cặp vợ chồng quan tâm khi ly hôn. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi. Vậy làm sao để không bị chia đôi tài sản khi ly hôn?