Phân biệt cụ thể cầm cố và thế chấp mới nhất

Cầm cố, thế chấp là hai trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Vậy phân biệt cầm cố và thế chấp theo các tiêu chí nào?


4 đặc điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp tài sản

Để phân biệt cầm cố và thế chấp, trước hết cần điểm một số đặc điểm giống nhau giữa hai biện pháp này.

Cụ thể, do đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự nên hai biện pháp này có khá nhiều điểm giống nhau. Cụ thể như sau:

- Về phân loại: Cầm cố và thế chấp là hai trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Về hình thức: Thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản giữa các bên được lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản.

- Về hiệu lực của thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Chấm dứt trong 04 trường hợp gồm:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt;
  • Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
  • Tài sản cầm cố/thế chấp đã được xử lý;
  • Theo thoả thuận của các bên.

Trên đây là 04 đặc điểm giống nhau giữa hai biện pháp bảo đảm tài sản cầm cố và thế chấp theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành.

Chi tiết cách phân biệt cầm cố và thế chấp mới nhất (Ảnh minh họa)

Cầm cố và thế chấp khác nhau như thế nào?

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau nhưng hai biện pháp này cũng có một số đặc điểm khác nhau hoàn toàn để phân biệt như:

STT

Tiêu chí

Cầm cố

Thế chấp

1

Căn cứ

Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự năm 2015

Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự năm 2015

2

Định nghĩa

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

3

Chuyển giao tài sản

Không

4

Chủ thể

Bên cầm cố, bên nhận cầm cố

Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp

5

Tài sản

Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu...

Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

6

Trả lại tài sản

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.

Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

7

Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Trên đây là các tiêu chí để phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo quy định mới nhất hiện nay. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ này, độc giả có thể liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.