Chủ nhà tự ý tăng tiền, người thuê làm gì để không bị thiệt?

Một trong những tranh chấp thường gặp khi thực hiện hợp đồng thuê nhà là trường hợp người cho thuê tự ý tăng tiền thuê trong thời gian thực hiện hợp đồng. Vậy trong trường hợp đó, người thuê nhà cần phải làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?


Chủ nhà tự ý tăng tiền thuê có được không?

Điều 473 Bộ luật Dân sự quy định về giá thuê nhà như sau:

1. Giá thuê do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

Theo quy định này, giá thuê nhà sẽ do các bên tự thoả thuận. Đây cũng là quy định được nêu tại Điều 129 Luật Nhà ở năm 2014. Theo đó, thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê (định kỳ hoặc trả một lần) đều do các bên tự thoả thuận với nhau.

Đặc biệt, tại khoản 2 Điều 129 Luật Nhà ở này có nêu cụ thể về việc điều chỉnh giá thuê nhà ở khi chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà như sau:

Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thoả thuận; trường hợp không thoả thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật

Theo quy định này, khi chưa hết hạn hợp đồng thuê, bên cho thuê chỉ được điều chỉnh giá thuê (tăng hoặc giảm giá thuê) khi đáp ứng hai điều kiện sau đây:

- Chưa hết hạn thuê nhà mà bên cho thuê cải tạo nhà ở.

- Bên thuê đồng ý cho bên cho thuê đièu chỉnh giá thuê nhà.

Ngoài ra, do việc thuê nhà là sự thoả thuận của các bên nên ngoài trường hợp nêu trên, nếu trong hợp đồng thuê nhà hoặc hình thức ghi nhận việc thuê khác, các bên có thoả thuận về việc điều chỉnh tăng, giảm giá thuê khi chưa hết hạn thuê thì thực hiện theo thoả thuận đó.

Đồng nghĩa, trong thời hạn thuê, nếu không thuộc trường hợp được phép điều chỉnh giá thuê (do cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý hoặc theo thoả thuận của các bên) thì người cho thuê không được tự ý tăng tiền thuê nhà.

phai lam sao khi chu nha tu y tang tien thue


Người thuê làm gì khi chủ nhà tự ý tăng tiền?

Khi chủ nhà tự ý tăng tiền thuê nhà không theo thoả thuận là hành vi vi phạm thoả thuận của các bên. Theo đó, trong trường hợp này, để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, người thuê nhà có thể thực hiện những việc sau đây:

1. Có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Căn cứ Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014, bên thuê nhà ở có thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở nếu bên cho thuê tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không báo trước cho bên thuê nhà theo thoả thuận.

Như vậy, trong thời gian thuê, nếu trong hợp đồng thuê nhà không có thoả thuận khác thì các bên phải thực hiện hợp đồng thuê nhà và cả hai bên đều không được tự ý chấm dứt việc thuê nhà.

Nếu bên cho thuê cố ý tăng giá nhà không báo trước hoặc bất hợp lý thì bên thuê có thể tự mình chấm dứt việc thuê nhà dù chưa đến hạn.

Thậm chí, căn cứ Điều 585 Bộ luật Dân sự, nếu việc tự ý tăng tiền nhà trước hạn của chủ nhà gây ra thiệt hại cho bên thuê thì bên thuê còn có thể đòi bồi thường thiệt hại thực tế xảy ra. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì có thể khởi kiện ra Toà.

2. Khởi kiện ra Toà yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp

Do hợp đồng nói chung và hợp đồng thuê nhà nói riêng được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Do đó, trước hết khi có tranh chấp xảy ra, các bên cần thoả thuận lại với nhau để tìm ra giải pháp cho tranh chấp.

Sau khi thoả thuận, các bên không "tìm được tiếng nói chung" thì khi đó về vấn đề tăng giá thuê nhà, bên thuê có thể khởi kiện ra Toà yêu cầu Toà án giải quyết. Theo đó, thủ tục khởi kiện thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự như sau:

- Hồ sơ cần chuẩn bị: Đơn khởi kiện nêu rõ tranh chấp về việc tự ý tăng tiền thuê nhà, hợp đồng thuê nhà hoặc bất cứ giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thuê nhà và thoả thuận về giá tiền thuê nhà, giấy tờ nhân thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu...) của các bên...

- Toà án có thẩm quyền giải quyết: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người cho thuê cư trú, làm việc...

Trên đây là quy định về việc người thuê phải làm sao khi chủ nhà tự ý tăng tiền thuê nhà? Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về các vấn đề liên quan khác, bấm gọi ngay 1900.6192 và nói với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi vấn đề của bạn.

>> 5 rủi ro gặp phải khi thuê nhà không làm hợp đồng

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Cha mẹ lén đọc tin nhắn, điện thoại của con có phạm luật không?

Cha mẹ lén đọc tin nhắn, điện thoại của con có phạm luật không?

Cha mẹ lén đọc tin nhắn, điện thoại của con có phạm luật không?

Hiện nay, khi mạng xã hội phát triển, nhiều bậc cha mẹ sợ con cái bị lôi kéo, hư hỏng nên thường lén kiểm tra tin nhắn, điện thoại của con để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi. Tuy nhiên, đây là việc khiến con trẻ dễ bị tổn thương. Vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi này có phạm luật không?