Nộp đơn ly hôn ở nơi tạm trú có được không?

Hiện nay, có khá nhiều người do đi làm ăn xa, không có mặt tại nơi thường trú nhưng muốn ly hôn mà không biết phải nộp đơn ở đâu. Vậy các trường hợp này có được nộp đơn ly hôn ở nơi tạm trú không?


Lưu ý: Bài viết chỉ xét ly hôn trong trường hợp vợ, chồng là công dân Việt Nam, thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam.

Nộp đơn ly hôn ở Tòa án hay xã, phường?

Hiện nay, vợ chồng có thể chọn một trong hai hình thức ly hôn: Ly hôn đơn phương và thuận tình ly hôn. Trong đó căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

- Ly hôn thuận tình: Việc hai vợ chồng đã thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, chia tài sản chung, nuôi con…

- Ly hôn đơn phương: Ly hôn theo yêu cầu của một bên khi có căn cứ khiến tình trạng hôn nhân của vợ, chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự, tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm:

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

Ngoài ra, hiện nay, Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Trong đó, theo Điều 2 Luật Hòa giải cơ sở năm 2013, cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).

Như vậy, pháp luật chỉ đặt ra trường hợp hòa giải ở thôn, tổ dân phố chứ không đề cập đến Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường trong việc hòa giải ly hôn.

Từ những phân tích trên, ly hôn dù thuận tình hay đơn phương thì đều thuộc thẩm quyển giải quyết của Tòa án. Do đó, đơn ly hôn phải được nộp ở Tòa án có thẩm quyền mà không phải ở xã, phường, thị trấn.

Xem thêm…

Nộp đơn ly hôn ở nơi tạm trú có được không? (Ảnh minh họa)


Được nộp đơn ly hôn ở nơi đăng ký tạm trú?

Tòa án cấp huyện nơi có thẩm quyền giải quyết ly hôn được quy định cụ thể như sau:

- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu ly hôn đơn phương (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);

- Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (căn cứ điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Trong đó, khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 định nghĩa nơi cư trú của công dân là:

Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống.
Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Đồng thời, khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 cũng nêu rõ:

Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú

Do đó, Tòa án nơi bị đơn cư trú (ly hôn đơn phương) hoặc Tòa án nơi một trong hai bên vợ, chồng cư trú (thuận tình ly hôn) là Tòa án nơi những người này thường trú hoặc tạm trú.

Từ những quy định trên, khi thực hiện thủ tục ly hôn thì có thể nộp đơn ly hôn ở Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tạm trú của vợ, chồng.

Trên đây là quy định về việc nộp đơn ly hôn ở nơi tạm trú. Nếu còn thắc mắc khác về ly hôn, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được tư vấn, giải đáp.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.