Di chúc: Cần biết những thông tin gì khi viết di chúc?

Cá nhân có quyền để lại tài sản của mình thông qua hình thức lập di chúc. Sau đây là tổng hợp các quy định mới nhất mà một người cần phải biết.

1. Di chúc là gì? Di chúc phải có những nội dung nào?

Di chúc là văn bản ghi lại ý chí của người có tài sản và mong muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, di chúc được lập khi người để lại tài sản vẫn còn sống nhưng chỉ khi người này chết thì di chúc mới có hiệu lực pháp luật.

Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, di chúc có hai hình thức thể hiện:

- Phải lập thành văn bản không có người làm chứng hoặc có người làm chứng, có công chứng hoặc có chứng thực.

- Chỉ khi không thể lập thành văn bản mới sử dụng di chúc miệng

Tuy nhiên, di chúc miệng chỉ có thời hạn trong 03 tháng. Nếu sau 03 tháng kể từ thời điểm lập mà người đó vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì bị mặc nhiên hủy bỏ.

Ngoài ra, các điều kiện về hình thức sau đây cũng phải đảm bảo:

- Nội dung phải có: Ngày, tháng, năm lập; Họ, tên và nơi cư trú của người lập, người được nhận di sản; Di sản để lại và nơi có di sản…

- Không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu

- Phải được đánh số trang và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

- Nếu có tẩy xóa thì người lập di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa

1.1 Điều kiện của người lập di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Bởi vậy, người này có các quyền sau:

- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

- Chỉ định người giữ, quản lý và phân chia di sản

Tuy nhiên, không phải ai cũng được quyền để lại di sản cho người khác. Bởi Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người dưới 18 tuổi chỉ được lập di chúc khi từ đủ 15 tuổi trở lên.

Quy định cụ thể như sau:

- Người thành niên (người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) minh mẫn, sáng suốt trong khi lập; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc này.

Người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế (Ảnh minh họa)

1.2 Những người không có tên vẫn được hưởng thừa kế

Bởi di chúc là ý nguyện của người để lại tài sản nên họ có các quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Tuy nhiên, Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định có 06 nhóm đối tượng sau đây, dù không có tên trong di chúc vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng di sản thừa kế. Cụ thể là:

- Con chưa thành niên của người để lại di sản;

- Cha của người để lại di sản;

- Mẹ của người để lại di sản;

- Vợ của người để lại di sản;

- Chồng của người để lại di sản;

- Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản

Theo đó, dù không được để lại tài sản thì những người này vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.

Tuy nhiên, các trường hợp này sẽ không được áp dụng đối với những người từ chối nhận di sản thừa kế, những người không được hưởng di sản thừa kế như:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo, sửa chữa, huỷ, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Di chúc có cần công chứng không? Thủ tục như thế nào?

Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có thể có công chứng hoặc không, có thể có người làm chứng hoặc không. Do đó, di chúc không bắt buộc phải công chứng ngoài trường hợp được người lập di chúc yêu cầu.

Khi công chứng, chứng thực, cần phải tuân theo thủ tục sau đây:

2.1 Hồ sơ công chứng

- Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có - theo mẫu)

- Dự thảo văn bản di chúc (nếu có)

- Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu của người lập và người nhận và các loại giấy tờ khác liên quan đến việc di chúc như xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký kết hôn…

- Bản sao các giấy tờ đối với các loại tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô…

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến tài sản: Bản vẽ, sơ đồ thửa đất, giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng ….

2.2 Cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực

Theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015, các cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực bao gồm:

- Các tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng

- Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đáng lưu ý: Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Là người thừa kế của người lập di chúc;

- Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế;

- Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc

2.3 Thời gian, trình tự thực hiện công chứng di chúc

Bước 1: Người có yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại UBND cấp xã.

Đặc biệt, người yêu cầu công chứng không bắt buộc phải đến đúng tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản theo Điều 42 Luật Công chứng 2014.

Bước 2: Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng. Lúc này, người lập di chúc tuyên bố nội dung trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã và được ghi chép lại.

Bước 3: Sau khi người yêu cầu công chứng, chứng thực được công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã giải thích quyền và nghĩa vụ, xác nhận bản di chúc được ghi chép đúng ý chí của mình thì ký hoặc điểm chỉ vào văn bản.

Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã ký xác nhận người làm chứng vào văn bản.

Trường hợp người lập di chúc không đọc hoặc không nghe, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này ký trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã.

Nội dung chi tiết tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015.

Thực hiện công chứng di chúc như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

3. Mẫu di chúc

Bởi di chúc phải được lập thành văn bản và có thể có người làm chứng hoặc không, có thể được công chứng, chứng thực. Do đó, để hợp pháp, cần phải tuân thủ và đảm bảo về mặt hình thức cũng như nội dung.

Khuyến nghị:Để tự lập di chúc đúng chuẩn theo quy định của pháp luật, độc giả hãy mua bản di chúc in sẵn cùng hướng dẫn chi tiết

3.1 Mẫu di chúc viết tay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày …..tháng … năm ……., vào lúc…. giờ ……phút, tại ……

Họ và tên tôi là:  …………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………

Chứng minh nhân dân số……Nơi cấp:…….cấp ngày…… tháng … năm ……

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:

Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:

1………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………..

3………………………………………………………………………..

Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ………

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:

Sau khi tôi qua đời

Họ và tên Ông (Bà)………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số……………Nơi cấp:…….…….cấp ngày…… tháng … năm ……….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………..

sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại.

Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.

(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).

Di chúc đã được lập xong hồi………ngày………tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc được lập thành…………………. bản, mỗi bản…………trang.

………………….., ngày … tháng … năm ……

Người lập Di chúc

(Ký và ghi rõ họ và tên)

3.2 Mẫu di chúc có người làm chứng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DI CHÚC

Ngày ........ tháng ....... năm ...... tại địa chỉ:......... trước sự chứng kiến của hai người làm chứng,

Tôi là .................................. Sinh năm: .............................................

CMND/CCCD số ........................... do  ........... cấp ngày .................

Hộ khẩu thường trú: .........................................................................

Nay trong tình trạng tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ tài sản (di sản) của tôi, cụ thể như sau:

I. Di sản

Di sản được định đoạt trong Di chúc này là toàn bộ tài sản của tôi có được khi còn sống, Cụ thể như sau:

1.Ngôi nhà và thửa đất tại địa chỉ: ....... theo Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: ........., hồ sơ gốc số: ....................... do  .............. cấp ngày ....../....../..........

2. Chiếc ô tô mang biển kiểm soát, loại xe ....., số khung ......, số máy ........., đăng ký đứng tên .......

Đến thời điểm mở di chúc nếu những tài sản đã nêu trong Di chúc này dù có thay đổi về hiện trạng, tăng hoặc giảm giá trị thì vẫn được định đoạt theo Di chúc này.

II. Người được hưởng di sản

Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, tính cách và khả năng của các con, tình cảm tình cảm của tôi đối với các con, tôi cùng nhau lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ di sản của tôi nêu tại mục I của Di chúc này như sau:

Sau khi tôi chết đi thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi (di sản) nêu tại mục I của di chúc này thuộc về các con ruột của tôi có tên dưới đây:

1. Con trai: .................................................. sinh ngày ............................................

CMND số: .................................. do Công an ........................ cấp ngày....../..../........

Hộ khẩu thường trú: ................................................................................................

2. Con gái: ........................................................... sinh ngày....................................

CMND số: .................................. do Công an ........................ cấp ngày....../..../........

Hộ khẩu thường trú: ................................................................................................

Ngoài các con của tôi có tên và thông tin nhân thân nêu trên, tôi không để lại di sản của tôi cho ai khác.

III. Cam đoan của người lập di chúc.

- Những thông tin về nhân thân, thông tin về tài sản, di sản đã ghi trong Di chúc này là đúng sự thật.

- Toàn bộ các giấy tờ làm căn cứ để lập Di chúc này là do tôi cung cấp, các giấy tờ này được cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt làm sai lệch nội dung.

- Toàn bộ động sản và Bất động sản được định đoạt trong Di chúc này là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi theo quy định của pháp luật.

- Việc lập Di chúc này là hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, không bị lừa dối, không bị ép buộc.

Tôi đã nghe người làm chứng đọc toàn văn bản Di chúc này và cũng đã tự mình đọc lại toàn bộ nội dung Di chúc, hiểu rõ, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký, điểm chỉ vào di chúc này trước sự có mặt của hai người làm chứng.

Hai người làm chứng có tên trong Di chúc này do tôi tự nguyện mời đến chứng kiến việc tôi lập di chúc. Di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi. Tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc này gồm ...... trang đánh máy, tiếng Việt và được lập thành 02 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký tên, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Người làm chứng:

1. Ông: ..............................................; Sinh năm: .......................

CMND: số ...................... do Công an thành phố ...........................

cấp ngày ....................................................................................

Hộ khẩu thường trú: ....................................................................

2. Bà:........................; Sinh năm: ................................................

CMND: số ................ do Công an thành phố .................................

cấp ngày ....................................................................................

Hộ khẩu thường trú: ....................................................................

Những người làm chứng cam đoan tận mắt chứng kiến ông.........và bà.......... tự nguyện lập và ký, điểm chỉ vào bản Di chúc này.

NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO DI CHÚC

(Ký và ghi rõ họ tên)

3.3 Mẫu di chúc công chứng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày … tháng ….. năm …., tại ………………………………

Tôi là: ………………………………………………………………………

Ngày sinh: ………………………………………………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………………. cấp ngày …/…/… tại ……

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………..

Nay trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt tài sản của tôi sau khi chết đi như sau:

Tài sản

Tài sản của tôi được định đoạt trong di chúc này bao gồm:

1/ ………………………………………………………………………………;

2/ ……………………………………………………………………………….;

Định đoạt tài sản

Sau khi tôi chết, toàn bộ tài sản nêu trên của tôi được để lại cho:

1/ ……………………………………………………………………………….;

2/ ……………………………………………………………………………….;

Ngoài ông/bà ………………, tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.

Sau khi tôi qua đời, ………………………  được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.

Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành  …. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày … tháng … năm … (Bằng chữ: …) tại Phòng Công chứng … tỉnh (thành phố) …

Tôi …, Công chứng viên Phòng Công chứng … tỉnh (thành phố) …

Chứng nhận:

Ông/bà … đã tự nguyện lập di chúc này;

Theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm công chứng, ông(bà) … có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp   luật;

Nội dung di chúc phù hợp với pháp luật, đạo đức xã   hội;

Người lập di chúc đã đọc bản di chúc này, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và đã  ký xác nhận đồng ý  vào từng trang của di chúc trước sự có mặt của   tôi;

Di chúc này được lập thành … bản chính (mỗi bản chính gồm … tờ, … trang), cấp cho người lập di chúc … bản chính; lưu tại Phòng Công chứng một bản   chính.

Số công chứng …, quyển số …

Công chứng viên

(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

3.4 Mẫu di chúc chứng thực

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


‎ DI CHÚC 

Hôm nay, ngày ... tháng ..... năm ...., tại ............................,

Tôi là: ........................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ............ do ........... cấp ngày .....

Hộ khẩu thường trú tại: ..........................................................

Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:

Tài sản của tôi gồm: (1)

1/ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............ Số phát hành ........ số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ............. do ........ cấp ngày ............

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dung đất:

- Diện tích đất: ....... m2 (Bằng chữ: ....... mét vuông)

- Địa chỉ thửa đất: ....................................................

- Thửa đất:     ...........          - Tờ bản đồ:   .............

- Mục đích sử dụng:  .....................

- Thời hạn sử dụng: .............................

- Nguồn gốc sử dụng: ................................................

* Tài sản gắn liền với đất:

- Loại nhà: ……………...…;            - Diện tích sàn: ……… m2

- Kết cấu nhà : .....................;          - Số tầng : .............

- Thời hạn xây dựng: ............;          - Năm hoàn thành xây dựng : .......

Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho: (2)

1/ Ông/bà: ......................................................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:....... do ........... cấp ngày ........

Hộ khẩu thường trú tại: .....................................................

2/ Ông/bà: ......................................................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:....... do ........... cấp ngày ........

Hộ khẩu thường trú tại: .....................................................

Ngoài ông/bà .................., tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.

Ý nguyện của tôi: ......................................................................

Sau khi tôi qua đời, (3) .............  được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.

Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành (4) .... (...) bản, mỗi bản gồm ... (...) trang.... (...) tờ.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

Ngày …… tháng ……năm ……. (Bằng chữ  ………) Tại ……… (5). Tôi (6) ……….., là (7) ………

Chứng thực

- Ông/bà ……. Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (8) số…… đã tự nguyện lập di chúc này và đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của di chúc.

- Tại thời điểm chứng thực, ông/bà …. minh mẫn, sáng suốt, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện lập di chúc và đã ký/điểm chỉ (9) vào di chúc này trước mặt tôi.

Di chúc này được lập thành …… bản chính (mỗi bản chính gồm …..tờ, ....trang); giao cho người lập di chúc …… bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.

Số chứng thực …… quyển số ………. (10) - SCT/HĐ,GD

Người thực hiện chứng thực ký, đóng dấu (11)

Chú thích:

(1) Liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản gồm bất động sản và động sản kèm theo thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản trên.

(2) Liệt kê chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế

(3) Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc

(4) Viết bằng số và bằng chữ

(5) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B); chỉ cần ghi giờ, phút trong trường hợp chứng thực ngoài trụ sở

(6) Ghi rõ họ và tên của Người thực hiện chứng thực

(7) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C, Trưởng phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C; công chứng viên Phòng Công chứng số 1 thành phố H)

(8) Nếu là Giấy chứng minh nhân dân thì gạch ngang Hộ chiếu, nếu là Hộ chiếu thì gạch ngang cụm từ Giấy chứng minh nhân dân

(9) Nếu ký thì gạch ngang cụm từ “điểm chỉ”, nếu điểm chỉ thì gạch ngang từ “ký”

(10) Ghi theo thông tin đã ghi tại bìa sổ chứng thực (ví dụ: 01/2015)

(11) Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã

3.5 Mẫu di chúc dùng vào việc thờ cúng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày ... tháng ..... năm ...., tại ....................................................

Tôi là: ........................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ........................ do ........................... cấp ngày ....................

Hộ khẩu thường trú tại: ....................................................................................................

Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:

Tài sản của tôi gồm: (1)

1/ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................... Số phát hành  ..................... số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ........................ do ............................... cấp ngày ......................

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dung đất:

- Diện tích đất: ....... m2 (Bằng chữ: ........................ mét vuông)

- Địa chỉ thửa đất: ....................................................

- Thửa đất:     ...........          - Tờ bản đồ:   .............

- Mục đích sử dụng:  .....................

- Thời hạn sử dụng: .............................

- Nguồn gốc sử dụng: ......................................................

* Tài sản gắn liền với đất:

- Loại nhà: ……………...……;            - Diện tích sàn: ……… m2

- Kết cấu nhà : .....................;          - Số tầng : .............

- Thời hạn xây dựng: ............;          - Năm hoàn thành xây dựng : ............

Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho: (2)

1/ Ông/bà: ........................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ....... do ......... cấp ngày .............

Hộ khẩu thường trú tại: .............................................................

2/ Ông/bà: ........................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: .......... do ............ cấp ngày ..........

Hộ khẩu thường trú tại: ...............................................................

Ngoài ông/bà .................., tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.

Ý nguyện của tôi: ........................................................................

Tôi dành phần tài sản là toàn bộ thửa đất cùng nhà trên đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác số….. Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận… cấp ngày … cho ông/bà… là tài sản dùng vào việc thờ cúng của gia đình (thông tin cụ thể về thửa đất, nhà ở như tôi đã nêu ở trên).

Để tài sản này được sử dụng đúng mục đích là nơi thờ cúng của gia đình, tôi giao cho (3.1) …………. là người chịu trách nhiệm quản lý.

Sau khi tôi qua đời, (3.2) ...........................  được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.

Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành (4) .... (...) bản, mỗi bản gồm ... (...) trang.... (...) tờ.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

4. Câu hỏi thường gặp về di chúc

4.1 Di chúc thế nào được coi là hợp pháp?

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, một bản di chúc được coi là hợp pháp khi:

- Người lập minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong khi lập

- Nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

- Hình thức không trái quy định của luật.

Ngoài ra, các loại di chúc sau đây bắt buộc phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực mới được coi là hợp pháp:

- Của người bị hạn chế về thể chất

- Của người không biết chữ

- Được lập bằng tiếng nước ngoài

- Di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn 05 ngày ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình

Thế nào là di chúc hợp pháp? (Ảnh minh họa)

4.2 Di chúc có hiệu lực từ thời điểm nào?

Di chúc có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người để lại di sản thừa kế chết.

Ngược lại nó sẽ không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

- Di sản thừa kế không còn tại thời điểm mở thừa kế

- Người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập;

- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Đáng lưu ý là: Nếu chỉ có một phần không có hiệu lực thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác. Và một người có thể lập nhiều bản. Chỉ di chúc được lập sau cùng mới có hiệu lực pháp luật.

4.3 Làm sao để di chúc miệng hợp pháp?

Di chúc miệng là di chúc được lập khi tính mạng của một người bị cái chết đe doạ dẫn đến không thể lập di chúc bằng văn bản được (theo khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự).

Theo đó, di chúc miệng chỉ hợp pháp nếu bản di chúc này có các điều kiện sau đây:

- Có hai người làm chứng. Hai người này phải chứng kiến ý chí cuối cùng của mình trong khi đang thể hiện ý chí cuối cùng của mình. Người làm chứng sẽ thực hiện việc ghi chép lại ý nguyện của người lập di chúc, ký tên hoặc điểm chỉ vào di chúc miệng.

- Công chứng hoặc chứng thực văn bản di chúc miệng này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ghi chép lại ý chí cuối cùng của người lập di chúc miệng.

- Sau ba tháng kể từ ngày di chúc miệng, người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì sẽ mặc nhiên huỷ bỏ di chúc miệng.

Do đó, có thể thấy, mặc dù di chúc miệng đã được lập một cách hợp pháp nhưng vẫn có thể sẽ bị huỷ bỏ nếu người lập di chúc miệng vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt sau 03 tháng lập di chúc miệng.

4.4 Di chúc chung vợ chồng được quy định thế nào?

Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã hết hiệu lực có quy định về di chúc chung vợ chồng. Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quy định này đã không còn được đề cập đến nữa.

Tuy vậy, mặc dù không quy định nhưng cũng không có điều khoản nào cấm không được lập di chúc chung vợ chồng. Nhưng việc lập di chúc chung vợ chồng, chỉ khi cả hai vợ chồng cùng chết thì di chúc này mới có hiệu lực.

Quy định này khiến việc lập di chúc trở nên phức tạp và khó khăn trong việc định đoạt tài sản chung vợ chồng bởi không phải mọi trường hợp, cả hai vợ chồng cùng chết một thời điểm.

Sau khi một người qua đời, nếu người còn lại muốn thay đổi di chúc thì thủ tục sẽ trở nên vô cùng phức tạp.

4.5 Di chúc có cần các con ký tên không?

Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người để lại di sản do đó, việc định đoạt tài sản để lại cho ai sau khi chết hoàn toàn phụ thuộc vào ý nguyện của người để lại di sản mà không bị tác động, ảnh hưởng của bất kì ai.

Do đó, di chúc không cần các con ký tên. Đây là văn bản của người để lại di chúc và chỉ cần chữ ký của người để lại di chúc trừ trường hợp di chúc cần có người làm chứng thì cần chữ ký của người làm chứng hoặc cần công chứng, chứng thực thì sẽ có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng, chứng thực.

Trên đây là tổng hợp các thông tin chung nhất về di chúc. Để tìm đọc các bài viết khác về chủ đề này, đọc tiếp tại đây. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.