Những câu hỏi Toà sẽ hỏi khi ly hôn [cần chuẩn bị trước]

Trong các vụ ly hôn, khi hoà giải, Toà án sẽ đặt ra một số câu hỏi cho cả vợ và chồng nhằm mục đích để hai người có thể quay lại với nhau. Dưới đây là một số câu hỏi Toà sẽ hỏi khi ly hôn mà các cặp vợ chồng có thể chuẩn bị trước.

Những câu hỏi Toà sẽ hỏi khi ly hôn có thể bạn chưa biết

Khi quyết định ly hôn, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các vợ chồng đều muốn biết những câu hỏi Toà sẽ hỏi khi ly hôn. Để giải quyết ly hôn, Toà án thường đặt ra nhiều câu hỏi để hoà giải mâu thuẫn trong gia đình, hàn gắn quan hệ vợ chồng nhằm giúp vợ chồng “nối lại tình cảm gia đình”, không đi đến quyết định ly hôn.

Đây là thủ tục mà Toà án bắt buộc phải thực hiện sau khi vợ chồng nộp đơn ly hôn tại Toà theo Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình trừ trường hợp các đương sự có đơn yêu cầu không hoà giải tại Toà.

Ngoài ra, tại các vụ án ly hôn đơn phương, hoà giải cũng là biện pháp mà Toà án sử dụng nhằm tạo điều kiện cho vợ chồng thoả thuận với nhau về các vấn đề liên quan đến việc ly hôn như phân chia tài sản chung vợ chồng hoặc giành quyền nuôi con, phân chia nợ nần…

Tại đây, Toà án sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung yêu cầu ly hôn của vợ chồng, đến xích mích, mâu thuẫn của vợ chồng cùng những yêu cầu mà vợ chồng nêu trong đơn ly hôn: Lý do muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng, về phân chia tài sản chung, về giành quyền nuôi con và về nợ chung (nếu có). Cụ thể:

Chấm dứt quan hệ vợ chồng

- Về việc kết hôn của vợ chồng: Hai vợ chồng có tự nguyện kết hôn không? Có thời gian tìm hiểu nhau không? Đăng ký và thời điểm kết hôn là khi nào?

- Về tình trạng chung sống của vợ chồng: Có đang sống chung với nhau không? Có ly thân không? Trong quá trình chung sống, có mâu thuẫn gì với nhau không? Nguyên nhân, thời gian, mức độ trầm trọng trong quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…

- Về yêu cầu ly hôn: Hai vợ chồng có chắc chắn muốn ly hôn không (vợ/chồng có chắc chắn muốn ly hôn với người còn lại không?); Có biết sau khi ly hôn thì sẽ có những hậu quả gì không? Hai vợ chồng có cần thêm thời gian để suy nghĩ về yêu cầu ly hôn không? Có thoả thuận nào về các nội dung xung quanh ly hôn…

Phân chia tài sản chung vợ chồng

- Tài sản chung của vợ chồng: Hai vợ chồng có tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không? Tài sản này có được do đâu?

- Thoả thuận phân chia tài sản chung vợ chồng: Hai vợ chồng có thoả thuận gì về việc phân chia tài sản chung vợ chồng không…

Giành quyền nuôi con

- Về con chung: Vợ chồng có con chung không? Gồm những ai? Thông tin cơ bản như thế nào? Hiện con đang ở với ai?

- Về thoả thuận nuôi con: Vợ chồng có thoả thuận về việc ai sẽ nuôi con không? Có thoả thuận về việc sau khi ly hôn con sẽ ở với ai, đến thăm con như thế nào, cấp dưỡng cho con bao nhiêu, hình thức và mức cấp dưỡng ra sao không?

- Nếu có con trên 7 tuổi thì Toà án sẽ hỏi thêm ý kiến của con và ghi rõ ý kiến này trong biên bản hoà giải.

Nợ chung

Về vấn đề này, Toà án thường sẽ hỏi vợ chồng có nợ chung hoặc có đang cho ai vay nợ không? Số tiền vay, người vay là thế nào…

Toà sẽ hỏi gì khi giải quyết ly hôn của vợ chồng? (Ảnh minh hoạ)

Trả lời những câu hỏi Toà sẽ hỏi khi ly hôn thế nào?

Sau khi được hỏi những câu hỏi này, vợ chồng nên trả lời như sau:

- Trả lời trung thực các câu hỏi của Toà để Toà án nắm được mong muốn cũng như tình hình thực tế của mối quan hệ vợ chồng để xem xét, quyết định có giải quyết cho vợ chồng ly hôn không.

- Cần trình bày những lợi thế của bản thân trong việc giành quyền nuôi con, phân chia tài sản chung vợ chồng đồng thời có thể đưa ra những bất lợi, chứng cứ chứng minh lỗi của người còn lại: Bạo lực gia đình, ngoại tình, không quan tâm con cái…

Đặc biệt, khi đối phương đưa ra những bất lợi của mình, cần phải chuẩn bị đầy đủ bằng chứng để phản bác và chứng minh những điều đó là không chính xác hoặc nêu lý do thuyết phục cho những bất lợi đó.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Những câu hỏi Toà sẽ hỏi khi ly hôn. Mong rằng, thông qua bài viết này, độc giả có thể chuẩn bị trước cho mình những câu trả lời tốt để không bị vướng mắc khi làm việc với Toà án.

Nếu có câu hỏi cần tư vấn, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để gặp chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.