Cần biết: Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam, cha mẹ nhớ kỹ!

Muốn đặt tên cho con, cần tránh những cái tên “độc lạ” không tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê hàng loạt những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam để cha mẹ nhớ kỹ, tránh phạm phải.

Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam là gì?

Mặc dù cá nhân có quyền có họ, tên và được xác định theo tên trong giấy khai sinh của người đó nhưng theo bộ luật Dân sự và Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch thì có một số cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam. Cụ thể:

Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Đây là nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự chỉ quy định chung như thế này mà không hướng dẫn thêm việc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác được biểu hiện cụ thể bằng tên gọi nào.

Thực tế cũng chưa có trường hợp đặt tên bị từ chối với lý do xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được nêu tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, khi đặt tên cho con, cha mẹ cần phải đặt tên không được vi phạm những nguyên tắc nêu trên.

Tên như thế nào sẽ bị cấm đặt ở Việt Nam?
Tên như thế nào sẽ bị cấm đặt ở Việt Nam? (Ảnh minh hoạ)

Không đặt tên cho con bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam

Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự yêu cầu đặt tên cá nhân phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam. Do đó, khi khai sinh và điền tên trong giấy khai sinh của trẻ em, cha mẹ bắt buộc phải đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc của Việt Nam.

Nếu không đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam, những cái tên đó có thể bị từ chối khai sinh.

Thực tế, Việt Nam có rất nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Do đó, tỷ lệ những người này kết hôn, sinh con hoặc kết hôn với người Việt Nam là rất lớn.

Tuy nhiên, khi con sinh ra mà mang quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh cho con tại Việt Nam thì được xác định là công dân Việt Nam nên vẫn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về việc đặt tên. Do đó, những cái tên bằng tiếng nước ngoài sẽ không được chấp nhận.

Thay vào đó, những người này có thể đặt tên con theo phiên âm tiếng Việt/tiếng dân tộc Việt Nam hoặc có thể vẫn đặt tên khai sinh của con là tiếng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam và gọi biệt danh, gọi tên gọi ở nhà cho con bằng tên nước ngoài.

Và ngược lại, nếu con sinh ra không có quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch nước ngoài thì việc đặt tên sẽ không phải áp dụng quy định này.

Đặt tên bằng số, một ký tự mà không phải chữ

Cũng tương tự như việc yêu cầu đặt tên con bằng tiếng Việt thì những cái tên được đặt bằng số hoặc ký tự không phải là chữ mà bằng các ký tự đặc biệt như @, #, $... đều là những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam.

Không giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của Việt Nam

Tương tự như những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam trên kia, việc giải thích thế nào là tên không giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp, tập quán của Việt Nam hiện không được hướng dẫn tại bất kỳ một văn bản nào ngoài Thông tư 04/2020/TT-BTP.

Do đó, để xác định tên có bị cấm hay không thì cần xem xét cụ thể về tên đó, bản sắc dân tộc của người đó cũng như những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mà người đó đang mang hoặc tập quán của cộng đồng dân cư mà người đó sinh sống.

Đặt tên quá dài, khó sử dụng

Đây là một trong những điều cấm của pháp luật khi đặt tên cho con. Tuy nhiên, việc tên bao nhiêu ký tự là dài, khó sử dụng thì pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể.

Trước đó, tại dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã từng có đề xuất giới hạn số ký tự trong tên của một cá nhân không được quá 25. Tuy nhiên, sau đó đề xuất này lại không được đưa vào Bộ luật Dân sự.

Việc ban hành Thông tư 04 với quy định “không được đặt tên quá dài, khó sử dụng” nhưng không nói rõ quá dài là bao nhiêu ký tự khiến việc áp dụng vào thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Gợi ý những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam
Gợi ý những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Không nên đặt tên con bằng những cái tên nào?

Ngoài việc không được đặt tên con vì quy định của pháp luật thì trong thực tế, vì ý nghĩa tâm linh, về quan niệm… nhiều bậc cha mẹ không nên chọn những cái tên sau đây cho con:

- Tên trùng với người thân như ông bà, cô dì, chú, bác. Những cái tên này không bị cấm nhưng theo quan niệm và để tiện cho việc xưng hô thì tốt nhất không nên đặt.

- Tên khiến nhiều người liên tưởng đến những ý nghĩa không hay: Theo quan niệm, những cái tên này sẽ khiến con trẻ tự ti, không thích thậm chí còn có thể bị trêu ghẹo.

- Không nên đặt tên con bằng những từ ngữ lạ, khó hiểu, khó đọc. Có thể kể đến như Nguyễn Nguyệt, Huỳnh Hoàng…

Tuy nhiên, đây là những cái tên theo quan niệm của nhiều người là những cái tên không nên đặt. Dù vậy, trên thực tế, nếu đặt những tên này cũng không bị pháp luật cấm và có nhiều người mang tên này.

Trên đây là quy định về: Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(11 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?