Có được nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi?

Hiện nay, nếu muốn nhận con nuôi thì phải đáp ứng các điều kiện luật quy định. Vậy, luật có cấm mẹ kế hoặc cha dượng nhận con riêng của chồng hoặc vợ làm con nuôi không?

Được nhận con riêng của chồng hoặc vợ làm con nuôi?

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi. Trong đó, mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi được tạo nên sau khi hai bên thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

(Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010).

Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ cá nhân có quyền được nhận con nuôi và được làm con nuôi. Và Điều 6 Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng quy định, pháp luật bảo vệ quyền nhận con nuôi và quyền làm con nuôi của cá nhân.

Trong đó, thứ tự ưu tiên được lựa chọn gia đình nhận trẻ em làm con nuôi theo thứ tự sau đây:

- Cha dượng, mẹ kế;

- Cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Nếu có nhiều người cùng hàng ưu tiên đều xin nhận một người làm con nuôi thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đến điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất để chọn ra người nhận nuôi.

Do đó, chỉ khi cha mẹ nuôi và con nuôi đáp ứng được các điều kiện thì mới được phép nhận nuôi con nuôi.

Theo đó, người nhận nuôi phải đáp ứng 05 điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở để bảo đảm cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi tốt nhất; Có tư cách đạo đức tốt; Không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi.

Tương tự, để được mẹ kế, cha dượng nhận nuôi thì người con nuôi phải dưới 18 tuổi.

Lúc này, mẹ kế hoặc cha dượng phải chuẩn bị các giấy tờ:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.


Có được nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi? (Ảnh minh họa)

Cha dượng, mẹ kế nhận con nuôi được miễn, giảm lệ phí?

Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP nêu rõ mức lệ phí nhận con nuôi:

STT

Trường hợp

Lệ phí/trường hợp

1

Nuôi con nuôi trong nước

400.000 đồng

2

Cha mẹ nuôi: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài

Con nuôi: Công dân Việt Nam

09 triệu đồng

3

Cha mẹ nuôi: Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam

Con nuôi: Công dân Việt Nam

4,5 triệu đồng

4

Cha mẹ nuôi: Người nước ngoài sống ở khu vực biên giới của nước láng giềng

Con nuôi: Trẻ em thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam

4,5 triệu đồng

5

Đăng ký nuôi con nuôi ở Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

150 đô la Mỹ

Trong đó, nếu mẹ kế hoặc cha dượng nhận con riêng của chồng hoặc vợ làm con nuôi trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký. Còn nếu đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài thì được giảm 50%.

 Như vậy, tùy vào việc nuôi con nuôi trong nước hay có yếu tố nước ngoài mà người nhận nuôi sẽ được miễn hoặc giảm lệ phí đăng ký theo quy định.

>> Ly hôn có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ/chồng không?

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2024

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là văn bản pháp lý ghi nhận giao dịch giữa bên cho thuê và bên thuê. Đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp hợp đồng khi các bên có mâu thuẫn. Vậy cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh?

Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?

Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho bên vay tiền khi rơi vào trường hợp này.