Nhà, đất nhận thừa kế có là tài sản riêng vợ, chồng không?

Chuyện tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng luôn là vấn đề nhận được nhiều quan tâm của nhiều người đặc biệt khi tài sản là nhà, đất - một tài sản có giá trị khá lớn. Trong đó, việc nhà, đất có được do nhận thừa kế nhiều người phân vân không biết đó là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng?

Nhà đất nhận thừa kế là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?

Trước hết để xác định nhà, đất nhận thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng thì cần phải xem xét tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung. Theo đó, căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung và tài sản riêng bao gồm:

Tài sản chung

(Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình)

Tài sản riêng

(Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình)

- Tài sản do vợ, chồng tạo ra.

- Thu nhập do vợ chồng lao động, sản xuất, kinh doanh mà có

- Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của riêng vợ hoặc chồng

- Thu nhập khác: Tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp... theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

- Tài sản vợ chồng được thừa kế chung/tặng cho chung

- Tài sản thoả thuận là tài sản chung

- Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tăng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

- Tài sản vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn

- Tài sản vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân

- Tài sản vợ hoặc chồng được chia riêng từ tài sản chung

- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng

- Tài sản khác

- Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng

Từ bảng này, có thể thấy, để xét tài sản trong đó có nhà, đất là tài sản riêng hay tài sản chung thì phải xem vợ chồng có được thừa kế chung nhà, đất trong thời kỳ hôn nhân không.

Căn cứ Bộ luật Dân sự, hiện nay có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó:

- Thừa kế theo di chúc: Người để lại di chúc quyết định người được hưởng thừa kế và ghi nhận trong di chúc. Nếu người để lại di sản muốn để lại di chúc cho hai vợ chồng thì sau khi người này chết, hai vợ chồng sẽ cùng được hưởng nhà, đất. Trong trường hợp này, nhà đất được thừa kế chung là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

- Thừa kế theo pháp luật: Di sản được chia cho các đồng thừa kế ở các hàng thừa kế (hàng thừa kế sau được hưởng di sản khi không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản thừa kế). Tuy nhiên, không có trường hợp nào cả vợ và chồng đều thuộc một hàng thừa kế.

Do đó, vợ chồng chỉ được hưởng thừa kế chung trong trường hợp di sản được chia theo di chúc và trong di chúc cho phép cả vợ và chồng đều được hưởng di sản thừa kế. Đồng nghĩa, chỉ trường hợp cùng hưởng thừa kế theo di chúc thì tài sản nhà đất được hưởng mới là tài sản chung vợ chồng.

Như vậy, căn cứ vào việc nhà đất do vợ chồng nhận thừa kế chung (chỉ mình trường hợp nhận thừa kế theo di chúc) hay do vợ chồng nhận thừa kế riêng để xác định tài sản này là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng.

Xem thêm: Cách chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng đơn giản nhất

nha dat nhan thua ke co la tai san rieng


Chuyển tài sản riêng thành tài sản chung vợ chồng thế nào?

Do chỉ có trường hợp nhận thừa kế chung theo di chúc nên phần lớn vợ chồng sẽ nhận tài sản thừa kế riêng và đây xác định là tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, khi muốn chuyển tài sản riêng thành tài sản chung thì hai vợ chồng phải nhập tài sản riêng vợ, chồng vào tài sản chung.

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc nhập tài sản được thừa hiện theo thoả thuận của vợ chồng. Theo điểm h khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai, việc chuyển nhà, đất từ tài sản riêng sang tài sản chung vợ chồng phải thực hiện đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thoả thuận có hiệu lực.

Do đó, vợ, chồng khi muốn nhập tài sản riêng vào tài sản chung cần thực hiện theo thủ tục sau đây:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TTBTNMT

- Đơn đăng ký kiến động đất đai

- Văn bản thoả thuận chuyển nhà, đất là tài sản riêng vợ chồng sang tài sản chung của vợ chồng.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính).

Nộp hồ sơ ở đâu?

Vợ, chồng nộp ở một trong các địa điểm sau:

- Bộ phận Một cửa của Uỷ ban nhân nhân cấp huyện.

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện

Thời gian giải quyết

Không quá 05 năm làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, khó khăn thì thời gian này là không quá 15 ngày.

Xem thêm...

Trên đây là quy định về việc nhà đất nhận thừa kế có là tài sản riêng vợ, chồng không? Vì đây là vấn đề tương đối phức tạp nên nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Nhà đất của vợ chồng: 7 điều phải biết để không bị thiệt

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chủ nhà tự ý tăng tiền, người thuê làm gì để không bị thiệt?

Chủ nhà tự ý tăng tiền, người thuê làm gì để không bị thiệt?

Chủ nhà tự ý tăng tiền, người thuê làm gì để không bị thiệt?

Một trong những tranh chấp thường gặp khi thực hiện hợp đồng thuê nhà là trường hợp người cho thuê tự ý tăng tiền thuê trong thời gian thực hiện hợp đồng. Vậy trong trường hợp đó, người thuê nhà cần phải làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình?

Cha mẹ lén đọc tin nhắn, điện thoại của con có phạm luật không?

Cha mẹ lén đọc tin nhắn, điện thoại của con có phạm luật không?

Cha mẹ lén đọc tin nhắn, điện thoại của con có phạm luật không?

Hiện nay, khi mạng xã hội phát triển, nhiều bậc cha mẹ sợ con cái bị lôi kéo, hư hỏng nên thường lén kiểm tra tin nhắn, điện thoại của con để kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi. Tuy nhiên, đây là việc khiến con trẻ dễ bị tổn thương. Vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi này có phạm luật không?