Nguyên tắc khoán là gì? Áp dụng như thế nào?

Khi nhắc đến các hợp đồng bảo hiểm, người ta thường nhắc đến nguyên tắc khoán. Vậy, nguyên tắc khoán trong hợp đồng bảo hiểm là gì? Nguyên tắc khoán được áp dụng trong hợp đồng thế nào? Cùng phân tích tại bài viết này.

1. Nguyên tắc khoán là gì? Cách thức hoạt động của nguyên tắc

Nguyên tắc khoán là một nguyên tắc cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực bảo hiểm. Thông thường, nguyên tắc khoán được áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm để giải quyết các vấn đề về liên quan đến quyền lợi trong hợp đồng bảo hiểm.

Nguyên tắc khoán là gì?
Nguyên tắc khoán là gì? (ảnh minh họa)

Theo nguyên tắc khoán, khi người được mua bảo hiểm bảo hiểm xảy ra các “sự kiện bảo hiểm”, phía doanh nghiệp bảo hiểm sẽ căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm đã ký kết giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm để chi trả số tiền cho người thụ hưởng theo mức khoán đã quy định trong hợp đồng.

Theo đó, nguyên tắc khoán sẽ quy định về mức bồi thường tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm khi xảy ra “sự kiện bảo hiểm”. Người mua bảo hiểm có thể cùng lúc mua nhiều hợp đồng bảo hiểm với những số tiền khác nhau và nhận được quyền lợi bảo hiểm từ các hợp đồng đó.

Nguyên tắc khoán sẽ hoạt động theo cách thức sau:

Thứ nhất, số tiền bảo hiểm và mức độ bồi thường bảo hiểm tối đa khi xảy ra “sự kiện bảo hiểm” được ấn định trước tại hợp đồng bảo hiểm;

Thứ hai, người được bảo hiểm sẽ được quyền hưởng nhiều quyền lợi từ nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau trong một “sự kiện bảo hiểm” nếu mua nhiều bảo hiểm;

Thứ ba, người được bảo hiểm có thể thời nhận được tiền chi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chi trả và tiền bồi thường thiệt hại của người gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của mình trong “sự kiện bảo hiểm”;

Thứ tư, doanh nghiệp bảo hiểm bản chất không phải là bồi thường thiệt hại thực tế cho người được bảo hiểm mà là thực hiện nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng bảo hiểm để đổi lấy phí bảo hiểm;

Thứ năm, nếu người mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm tài sản, người được bảo hiểm cần kê khai thật đúng giá trị tài sản muốn bảo hiểm. Giá trị tài sản này sẽ được sử dụng làm cơ sở để tính toán phí bảo hiểm và mức bồi thường bảo hiểm tối đa;

Cuối cùng, khi “sự kiện bảo hiểm” xảy ra và có tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thẩm định và tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm dựa trên mức bồi thường bảo hiểm tối đa đã thỏa thuận tại hợp đồng.

2. Nguyên tắc khoán áp dụng trong các trường hợp nào?

Nguyên tắc khoán là nguyên tắc thường được áp dụng trong bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản.

Nguyên tắc khoán trong hợp đồng bảo hiểm
Nguyên tắc khoán trong hợp đồng bảo hiểm (ảnh minh họa)

2.1 Nguyên tắc khoán áp dụng trong bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là một sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với nội dung là các quyền lợi, điều khoản rõ ràng quy định về việc bảo vệ người được bảo hiểm rủi ro liên quan sức khỏe, cơ thể và thậm chí là tính mạng.

Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ được xác lập bằng một hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là con người.

Giá trị của con người sẽ không xác định được bằng tiền, do đó, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người mua gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dùng nguyên tắc khoán để thỏa thuận và ấn định cụ thể số tiền bảo hiểm trong trường hợp xảy ra “sự kiện bảo hiểm” gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể và thậm chí là tính mạng của người được bảo hiểm.

Trong trường hợp này, số tiền mà người được bảo hiểm nhận được từ doanh nghiệp bảo hiểm không phải là khoản tiền bồi thường thiệt hại cho sự kiện bảo hiểm mà là khoản tiền doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi trả theo nghĩa vụ tại hợp đồng bảo hiểm.

2.2 Nguyên tắc khoán áp dụng trong bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản là sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với nội dung là mà theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi có “sự kiện bảo hiểm” gây tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm được các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ phải đóng phí bảo hiểm đúng thỏa thuận.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể là hợp đồng trên giá trị hoặc hợp đồng dưới giá trị.

  • Hợp đồng trên giá trị là hợp đồng bảo hiểm tài sản trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm các giao kết hợp đồng;

  • Hợp đồng dưới giá trị là hợp đồng bảo hiểm tài sản trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng.

Theo nguyên tắc khoán, khi xảy “sự kiện bảo hiểm”, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa vào số tiền bảo hiểm được các bên thỏa thuận hợp đồng đã ký kết trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

  1. Các nguyên tắc áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm là gì?

Theo Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15, ngoài nguyên tắc khoán, hợp đồng bảo hiểm còn áp dụng những nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình một cách trung thực, dựa trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau;

  • Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm.

  • Nguyên tắc bồi thường

Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được từ hợp đồng bảo hiểm không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  • Nguyên tắc thế quyền

Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bảo hiểm.

Lưu ý: Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.

  • Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên

Rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ và không lường trước được.

Trên đây là nội dung giải đáp Nguyên tắc khoán là gì? Áp dụng như thế nào?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?