Người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền còn hiệu lực không?

Người ủy quyền chết thì hiệu lực của giấy ủy quyền còn không? Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này tại bài viết dưới đây.

1. Giấy ủy quyền là gì?

Trong các văn bản pháp luật hiện hành, không có quy định cụ thể về giấy ủy quyền mà chỉ có quy định về hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, có thể hiểu, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương hoặc là một trong các hình thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên về việc ủy quyền.

Trong đó, bên ủy quyền sẽ trả thù lao cho bên được ủy quyền để bên này nhân danh mình thực hiện một công việc nào đó. Thông thường, các công việc được thực hiện thông qua giấy ủy quyền là những công việc có tính chất không phức tạp, đơn giản hơn hợp đồng ủy quyền.

Có thể kể đến một số nội dung được thể hiện thông qua giấy ủy quyền như: Bên được ủy quyền nhân danh bên ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký sang tên Sổ đỏ hoặc thay mặt bên ủy quyền nhận giấy tờ xe tại cơ quan đăng ký xe có thẩm quyền…

Xem thêm: Uỷ quyền là gì? Hướng dẫn thủ tục ủy quyền chuẩn nhất

Trường hợp người ủy quyền chết, giấy ủy quyền có còn hiệu lực không? (Ảnh minh họa)

2. Người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền còn hiệu lực không?

Do giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương nên theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015, giấy ủy quyền cũng là một hình thức thể hiện của giao dịch dân sự.

Theo đó, một trong những điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực là, người giao kết giấy ủy quyền phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giấy ủy quyền được xác lập.

Đồng thời, theo Điều 372 Bộ luật Dân sự hiện hành, khi một trong các bên giao kết hợp đồng chết thì nghĩa vụ mà người đó giao kết cũng sẽ chấm dứt.

Như vậy, từ hai quy định này, có thể khẳng định, nếu người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền sẽ không còn hiệu lực. Nghĩa vụ mà các bên nêu trong giấy ủy quyền cũng sẽ chấm dứt theo các quy định nêu trên.

3. Giấy ủy quyền hết hiệu lực khi nào?

Do giấy ủy quyền là hình thức của giao dịch dân sự nên theo Điều 122 Bộ luật Dân sự, giấy ủy quyền sẽ vô hiệu khi không có một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự dưới đây:

- Các bên thực hiện giấy ủy quyền có năng lực hành vi dân sự phù hợp: Năng lực hành vi dân sự là khả năng cá nhân dùng hành vi của mình để thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự. Hiện có 05 trạng thái của hành vi dân sự:

  • Mất năng lực hành vi dân sự
  • Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
  • Hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Các bên trong giấy ủy quyền hoàn toàn tự nguyện. Vốn trong các quan hệ dân sự, pháp luật dân sự tôn trọng sự thỏa thuận và tự nguyện, tự do của các bên.

- Nội dung, mục đích của giấy ủy quyền không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội: Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nêu tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi nội dung, mục đích đáp ứng điều này thì các chủ thể phải tổn trọng thực hiện.

- Hình thức của giấy ủy quyền không trái quy định pháp luật trong trường hợp pháp luật có yêu cầu hình thức là điều kiện có hiệu lực của giấy ủy quyền.

Ví dụ trong một số trường hợp, luật quy định giấy ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực hoặc phải lập thành văn bản như ủy quyền đăng ký hộ tịch theo khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP.

Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện trên, giấy ủy quyền sẽ có hiệu lực. Đồng nghĩa, nếu thiếu một trong các điều kiện này thì giấy ủy quyền sẽ vô hiệu.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Người ủy quyền chết thì giấy ủy quyền còn hiệu lực không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2024

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là văn bản pháp lý ghi nhận giao dịch giữa bên cho thuê và bên thuê. Đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp hợp đồng khi các bên có mâu thuẫn. Vậy cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh?

Mẫu hợp đồng ở nhờ mới nhất 2024

Hiện nay, việc cá nhân đến ở nhờ nhà người nhà người khác là việc không hiếm gặp. Tuy nhiên, việc ở nhờ này cần lập thành hợp đồng ở nhờ để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Cùng tìm hiểu về hợp đồng ở nhờ tại bài viết.