Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân?
Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc không phải cá nhân. Vậy người thừa kế theo pháp luật thì sao? Liệu có phải chỉ có thể là cá nhân hay không?
Khi nào được hưởng thừa kế theo pháp luật?
Có hai cách để một người được hưởng thừa kế: theo di chúc và theo pháp luật.
Trong đó, thừa kế theo pháp luật là việc một người được nhận di sản theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định. Một người chỉ được nhận thừa kế theo pháp luật khi:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người được hưởng thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế.
- Cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không được quyền hưởng hoặc đã từ chối nhận
Chi tiết tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, những phần di sản sẽ được phân chia theo pháp luật bao gồm:
- Không định đoạt trong di chúc
- Có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật
- Các trường hợp không được hưởng di sản theo di chúc: Từ chối, không được hưởng, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Liệu người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân? (Ảnh minh họa)
Người thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân?
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định thành các nhóm đối tượng, thuộc về ba hàng thừa kế. Cụ thể bao gồm:
- Hàng 1: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng 2: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại
- Hàng 3: cụ nội, cụ ngoại, chú, bác, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột; chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đáng lưu ý là: người ở hàng sau chỉ được hưởng khi người ở hàng trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.
Như vậy, không giống di chúc có người thừa kế là cá nhân hoặc không phải cá nhân, thừa kế theo pháp luật chỉ có một đối tượng là cá nhân, được chia theo 3 hàng thừa kế như trên và những người ở cùng một hàng thì được hưởng kỷ phần thừa kế bằng nhau.
Để tìm đọc thêm các quy định về thừa kế, xem tại đây.
Trên đây là nội dung về người thừa kế theo pháp luật. Nếu có nhu cầu, bạn đọc có thể liên hệ dịch vụ luật sư thừa kế của Luật TNHH LSX - Hotline: 0833.102.102
Nguyễn Hương
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Cách chia thừa kế nhà đất do cha mẹ để lại 2020 mới nhất (28/10/2020 08:00)
- 2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất (11/08/2020 09:06)
- Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế thế nào? (15/07/2020 10:00)
- Phân biệt nhận thừa kế và nhận tặng cho tài sản chi tiết nhất (01/07/2020 10:00)
- Có di chúc có được chia thừa kế theo pháp luật không? (22/06/2020 15:30)
- Tại sao lại ưu tiên chia di sản thừa kế theo di chúc? (17/06/2020 15:30)
- Chi tiết cách chia thừa kế theo pháp luật mới nhất (11/06/2020 15:30)
- Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất (05/06/2020 15:56)
- Video: Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng tư vấn chủ đề 'Thừa kế' (02/06/2020 10:30)
- Những ai đương nhiên được hưởng thừa kế? (28/05/2020 15:30)
- Án phí ly hôn mới nhất 2021 là bao nhiêu? (18/01/2021 09:00)
- Kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài, bị phạt thế nào? (15/01/2021 19:00)
- Lập di chúc có cần chữ ký của tất cả các con không? (13/01/2021 09:00)
- Việt Nam quy định về hôn nhân đồng giới như thế nào? (08/01/2021 19:30)
- Chủ nhà lấy lại nhà trước thời hạn, đòi bồi thường thế nào? (08/01/2021 09:00)
- Nên mua nhà rồi cưới hay cưới rồi mới mua nhà? (07/01/2021 09:00)
- Con riêng có được hưởng di sản thừa kế không? (19/04/2019 13:00)
- Được xác định lại dân tộc trong trường hợp nào? (18/04/2019 13:00)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân dùng để làm gì? (17/04/2019 13:00)
- Điều kiện để được phép mua bán chung cư mới nhất (16/04/2019 13:00)
- Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ hướng dẫn chi tiết (15/04/2019 13:08)